Đặc điểm về dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 72 - 73)

Qua hình 3.2 cho thấy trong 114 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu có 76 bà mẹ là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 66,7%; 38 người bà mẹ là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 33,3%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp khi phân tích tỷ lệ SDD theo 3 khu vực hành chính của tỉnh Lào Cai đã cho thấy ở khu vực 3 nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và H Mông thì tỷ lệ SDD cao hơn khu vực 1 nơi người Kinh cư trú là chính. Tỷ lệ SDD ở khu vực 3 rất cao: 50,0% nhẹ cân; 67,7% thấp còi và 14,9% gầy còm, trong khi đó ở khu vực 1 tỷ lệ

này tương ứng là 13,7%; 14,5% và 5,9% [2]. Kết quả từ nghiên cứu này cũng tương đồng với kháo sát của Trương Đức Tú (2006) có SDDTE người Kinh 19,9% so với 50,3% người dân tộc thiểu số [30]. Báo cáo của UNICEF năm 2009 về SDDTE Việt Nam dưới 5 tuổi ở dân tộc Kinh là 22,2% thấp hơn nhiều so với 38,4% ở các dân tộc khác [70].Thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn nhiều hạn chếnên các phong tục, tập quán lạc hậu về ăn uống và nuôi con của các dân tộc thiểu số tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của họ. Qua tìm hiểu về phong tục tập quán của người Thái và HʼMông được thấy rằng. Tồn tại lớn nhất là đẻ tại nhà còn nhiều. Bà đỡ tham gia đỡ đẻ tại nhà là chủ yếu mà không sử dụng gói đẻ sạch. Nhiều phụ nữ khi đẻ phải ăn kiêng thiếu dinh dưỡng hay phải đi làm sớm, cho con bú muộn, cho con ăn rặm sớm, cai sữa sớm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)