Những nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục truyền thông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 30 - 31)

Ở Việt Nam, đã có nhiều cuộc điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dinh dưỡng và bảo vệ thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả thực trạng chứ ít đi sâu vào nghiên cứu can thiệp để thay đổi hành vi của bà mẹ để chủ động phòng chống SDD ở trẻ em.

Một số nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông cũng đã được tiến hành nhưng được thực hiện trên các đối tượng khác nhau với các mục tiêu khác nhau như: Phạm Hoàng Hưng (2011) can thiệp bằng giáo dục truyền thông tích cực cải thiện bữa ăn để phòng chống thiếu máu trên cả bà mẹ và trẻ em [21], Lê Anh Tuấn (2004) đã tiến hành một nghiên cứu can thiệp truyền thông trực tiếp để cải thiện kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long, Trà Vinh (8/1999- 12/2001). Phương pháp can thiệp truyền thông trong các nghiên cứu này là điều hành cuộc thảo luận nhóm. Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy đã có cải thiện ý nghĩa về thực hành chăm sóc của bà mẹ có con dưới 5 tuổi [32].

Năm 2009, tổ chức Alive & Thrive là một dự án do quỹ Bill & Melinda tài trợ nhằm góp phần giảm tỷ lệ SDD và tử vong của trẻ em thông qua cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ, kết hợp Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hội liên hiệp Phụ nữ và chính quyền 11 tỉnh tiến hành điều tra đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ. Kết quả điều tra cho thấy 50,5% bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Chỉ có 20,2% bà mẹ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thay vì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, các bà mẹ lại cho trẻ uống nước, sữa bột và ăn bổ sung trong giai đoạn này. Tỷ lệ tiếp tục NCBSM đến 1 năm tuổi

khá cao 79,5% nhưng tỷ lệ tiếp tục NCBSM đến 2 tuổi đã giảm xuống chỉ còn 18,2%. Chăm sóc khi sinh có ảnh hướng đến thực hành NCBSM của bà mẹ. Cho trẻ ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh khá phổ biến (75,2%), ngoài ra, nhiều bà mẹ cai sữa cho trẻ trước 2 tuổi, với các lý do chính là: cảm thấy không đủ sữa, phải đi làm, trẻ bỏ bú, và cảm thấy trẻ đủ lớn để cai sữa. Tỷ lệ sử dụng sữa bột tăng lên theo tuổi của trẻ: 17% ở trẻ dưới 1 tháng tuổi, 23-25% ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi, và 41,9% ở trẻ 5 tháng tuổi [1].

So với điều tra năm 2009 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, các tỉnh trong điều tra này có tỷ lệ cao hơn về trẻ có khẩu phần đa dạng (71,6% so với 82,6%), trẻ được ăn đủ bữa (85,6% so với 94,4%), và trẻ có khẩu phần đủ bữa và đa dạng (51,7% so với 70,9%). Tuy nhiên, các thực hành ăn bổ sung còn chưa hợp lý. Gần 1/3 (29,1%) trẻ ở độ tuổi này chưa có khẩu phần đủ bữa và đa dạng. Trong khi hầu hết trẻ đang bú mẹ được ăn đủ bữa ăn chính và phụ mỗi ngày, thì còn nhiều trẻ không được ăn đủ, đặc biệt là ở trẻ không còn bú mẹ. Hơn nữa, khá ít bà mẹ tuân theo các khuyến nghị về nuôi dưỡng trẻ ốm, điều trị tiêu chảy, tẩy giun và bổ sung vi chất dinh dưỡng [45].

Tỷ lệ thực hành của bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn thay đổi theo các tỉnh khác nhau, Khánh Hòa (0,6%), Đà Nẵng (3,5%), Cà Mau (6,5%) và Tiền Giang (11,6%). Với tỷ lệ 36,9%, Quảng Nam có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cao nhất. Tỷ lệ đạt khẩu phần đa dạng cao nhất ở Đà nẵng (91%), các tỉnh có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình là Đăklăk (71,1%), Cà Mau (73,7%), Đăk Nông (76,3%) [1]. Nhưng có thể nói, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ sử dụng can thiệp bằng giáo dục truyền thông tích cực dài hạn cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổiđể gián tiếp cải thiện tăng trưởng chiều cao, cân nặng và hạ thấp tỷ lệ SDD nói chung và SDD thấp còi nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)