Thực trạng nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 48)

3.2.1. Nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo các nội dung

Nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ được đánh giá qua ba nội dung: Nuôi con bằng sữa mẹ; chế độ cho trẻ ăn bổ sung và dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh.

3.2.1.1. Nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.5. Nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Cho trẻ bú sớm trong 1h đầu sau sinh 52 45,6

Cho trẻ bú sữa non 54 47,4

Cho trẻ bú theo nhu cầu 49 43,0

Cho bú cả sữa đầu và sữa cuối 40 35,1

Khái niệm NCBSMHT 67 58,8

Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu 53 46,5

Cho trẻ bú kéo dài đến khi trẻ ≥ 24 tháng tuổi 37 32,5

Cai sữa khi trẻ khỏe và đủ thời gian 52 45,6

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy nhận thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dao động từ 35,1% đến 58,8%. Có 45,6% nhận thức cho trẻ bú trong vòng 1h đầu sau sinh; 47,4% cho trẻ bú sữa non; 43% cho trẻ bú theo nhu cầu; 46,5% cho trẻ bú hoàn toàn trong 6th đầu; có 6 bà mẹ trả lời cho trẻ bú hoàn toàn khi trẻ <4 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 5,3%; 32 bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 28,1%; có 21 bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn đến > 6 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 18,4%; có 2 bà mẹ trả lời không biết, chiếm tỷ lệ 1,8%; 32,5% cho trẻ bú kéo dài khi trẻ ≥ 24 tháng tuổi; 58,8% hiểu được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Bảng 3.6. Nhận thức về duy trì nguồn sữa và bảo quản sữa mẹ trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Ăn thực phẩm lợi sữa 36 31,6

Vắt sữa khi trẻ không bú hết 53 46,5

Hiểu mục đích của việc vắt sữa 40 35,1

Sữa mẹ vắt ra bảo quản được dưới 8 tiếng ở nhiệt độ

phòng (190C – 260C) 28 24,6

Sữa mẹ văt ra bảo quản được 7 ngày trong ngăn mát tủ

lạnh (<40C) 25 21,9

Trẻ tăng cân kém: Dưới 500 gram/ 1 tháng khi trẻ

không nhận đủ sữa 29 25,4

Cho trẻ ăn bằng cốc và thìa tốt hơn bú bình 42 36,8

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy nhận thức đúng về duy trì nguồn sữa và bảo quản sữa mẹ của các bà mẹ dao động từ 21,9% đến 46,1%. Có 36 bà mẹ, chiếm tỷ lệ 31,6% biết sử dụng các thực phẩm lợi sữa; 46,5% biết cần vắt sữa khi trẻ không bú hết; 35,1% hiểu được mục đích của việc vắt sữa. Đa số các bà mẹ chưa biết cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, chiếm tỷ lệ từ 75,4% đến 78,1%. 85 bà mẹ chưa biết được dấu hiệu khi trẻ không nhận đủ sữa chiếm 74,6%; 72 bà mẹ trả lời cho trẻ bú bình tốt hơn khi cho trẻ ăn bằng cốc và thìa, chiếm tỷ lệ 63,2%.

3.2.1.2. Nhận thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.7. Nhận thức về nguyên tắc ăn bổ sung cho trẻ trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Ăn bổ sung hợp lý 48 42,1

Ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi 59 51,8

Nguy cơ khi ăn bổ sung sớm 49 43,0

Nguy cơ khi ăn bổ sung muộn 52 45,6

Ăn bổ sung nên ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiều 61 53,5 Cho trẻ ăn đa dạng, nhiều loại thức ăn khác nhau 60 52,6

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy nhận thức đúng khái niệm và nguyên tắc về chế ăn bổ sung cho trẻ của các bà mẹ dao động từ 42,1% đến 53,5%. Về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung: Có 9 bà mẹ trả lời cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 3 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 7,9%; có 19 bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 4 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 16,7%; có 31 bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 5 tháng, chiếm tỷ lệ 27,2% và có 2 bà mẹ trả lời không biết, chiếm tỷ lệ 1,8%. Có 49 bà mẹ biết được nguy cơ về ăn bổ sung sớm, chiếm tỷ lệ 43%; 45,6% các bà mẹ nhận thức được nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung muộn.

Bảng 3.8. Nhận thức về nhóm thực phẩm ăn bổ sung cho trẻ trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ thành phần 4 nhóm thức ăn 38 33,3

Kể được tên từ 3-4 nhóm thức ăn 35 30,7

Kể được tên thức ăn cung cấp chất bột từ 3 loại trở lên 37 32,5 Kể được tên thức ăn cung cấp chất đạm từ 3 loại trở lên 34 29,8 Kể được tên thức ăn cung cấp chất béo từ 3 loại trở lên 37 32,5 Kể được tên thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng

từ 3 loại trở lên 28 24,6

Kể được tên thức ăn chứa nhiều sắt từ ba loại trở lên 15 13,2 Kể được tên thức ăn chứa nhiều vitamin A từ ba loại trở

lên 21 18,4

Tăng khả năng hấp thu sắt từ trứng , cho trẻ ăn kết hợp

với thức ăn giàu vitamin C 39 34,2

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy nhận thức đúng các nhóm thực phẩm ăn bổ sung cho trẻ của các bà mẹ còn thấp, dao động từ 13,2% đến 34,2%. Có 38 bà mẹ nhận thức được rằng bữa ăn của trẻ phải đảm bảo đủ thành phần 4 nhóm thức ăn, chiếm tỷ lệ 33,3%; 32,5% các bà mẹ biết được các thực phẩm cung cấp chất bột; 29,8% biết các thực phẩm cung cấp chất đạm; 32,5% biết các thực phẩm cung cấp chất béo; 24,6% biết các thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng. Chỉ có 13,2% và 18,4% các bà mẹ biết được các thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A.

Bảng 3.9. Nhận thức về vai trò của sắt và vitamin A trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Sắt cần cho quá trình phát triển của trẻ 77 67,5

Vai trò của sắt đối với sự phát triển của trẻ 21 18,4

Vitamin A cần cho sự phát triển của trẻ 74 64,9

Vai trò của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ 38 33,3

Chú ý khi chế biến thức ăn cho trẻ 20 17,5

Nghe đến tô màu bát bột 55 48,2

Mô tả được màu của bát bột 14 12,3

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy nhận thức đúng của các bà mẹ về vai trò của sắt và vitamin A đối với sự phát triển của trẻ chiếm tỷ lệ 18,4% và 33,3%; 64,9% đến 67,5% các bà mẹ biết được sắt và vitamin A là cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Có 55 bà mẹ được nghe đến tô màu bát bột, chiếm tỷ lệ 48,25; 12,3% các bà mẹ mô tả được màu của bát bột.

Bảng 3.10. Nhận thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Số bữa ăn cho trẻ từ 6-8 tháng 33 28,9

Số bữa ăn cho trẻ từ 9-11 tháng 23 20,2

Số bữa ăn cho trẻ từ 12-24 tháng 32 28,1

Loại thức ăn bổ sung cho trẻ từ 6-8 tháng 30 26,3 Loại thức ăn bổ sung cho trẻ từ 9-11 tháng 35 30,7 Loại thức ăn bổ sung cho trẻ từ 12-24 tháng 36 31,6 Số lượng mỗi bữa ăn bổ sung cho trẻ 6-8 tháng 34 29,8 Số lượng mỗi bữa ăn bổ sung của trẻ 9-11 tháng 21 18,4

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy nhận thức đúng của các bà mẹ về chế độ ăn bổ sung cho trẻ dao động từ 18,65% đến 31,6%. Tỷ lệ các bà mẹ biết được số bữa ăn và loại thức ăn cần cho trẻ từ 6-8 tháng lần lượt là 28,9% và 26,3%. Tỷ lệ các bà mẹ biết được số bữa ăn và loại thức ăn cần cho trẻ từ 9-11tháng lần lượt là 20,2% và 30,7%. Tỷ lệ các bà mẹ biết được số bữa ăn và loại thức ăn cần cho trẻ từ 12-24 tháng lần lượt là 28,1% và 31,6%.

3.2.1.3. Nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ biếng ăn và bị bệnh Bảng 3.11. Nhận thức về chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh trước can thiệp

Nội dung nhận thức Trả lời đúng

n %

Để trẻ không biếng ăn và kén ăn cần chú ý 47 41,2

Cho trẻ biếng ăn ăn cần chú ý 32 28,1

Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ <6th tuổi giai đoạn bệnh 49 43,0 Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ >6th tuổi giai đoạn bệnh 39 34,2 Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục 42 36,8 Chế độ dinh dưỡng của trẻ <6th bị tiêu chảy 25 21,9 Chế độ dinh dưỡng của trẻ >6th bị tiêu chảy 26 22,8 Chế độ dinh dưỡng của trẻ <6th bị sốt cao 40 35,1 Chế độ dinh dưỡng của trẻ >6th bị sốt cao 37 32,5

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh của các bà mẹ dao động từ 21,9% đến 43%. Nhận thức đúng của các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng của trẻ <6 tháng và > 6 tháng tuổi bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 21,9% và 22,8%; nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng của trẻ <6 tháng và > 6 tháng tuổi khi sốt cao chiếm tỷ lệ là 35,1% và 32,5%. Nhận thức đúng của các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng của trẻ <6 tháng và >6 tháng tuổi giai đoạn bệnh là 43% và 34,2%.

3.2.2. Nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo điểm trung bình

Để tính được điểm trung bình nhận thức của các bà mẹ, nghiên cứu sử dụng phương pháp gán điểm. Với mỗi câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi số điểm sẽ là 1, với mỗi câu trả lời sai hoặc không biết hoặc bỏ qua số điểm sẽ là 0 điểm. Tổng điểm nhận thức là tổng điểm của 3 nội dung gồm:

- Nuôi con bằng sữa mẹ (15 điểm) - Chế độ ăn bổ sung cho trẻ (30 điểm)

- Dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh (9 điểm)

Như vậy, tổng điểm nhận thức chung cao nhất sẽ là 54 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

Bảng 3.12. Điểm trung bình nhận thức qua các nội dung

Nội dung Min Max ± SD

1. Nuôi con bằng sữa mẹ 0 15 5,76 ± 2,937

2. Chế độ ăn bổ sung 2 24 10,14 ± 4,228

3. Dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh 0 9 2,96 ± 2,058

Tổng điểm đạt được 5 40 18,86 ± 6,309

Ghi chú: : giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn, Min: giá trị nhỏ nhất, Max: giá trị lớn nhất.

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy điểm trung bình nhận thức chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ còn thấp. Trong đó, điểm trung bình về nuôi con bằng sữa mẹ là 5,76/15 điểm; về chế độ ăn bổ sung cho trẻ là 10,14/30 điểm và điểm trung bình về dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn và bị bệnh là 2,96/9 điểm.

Bảng 3.13. Điểm trung bình nhận thức theo trình độ học vấn Trình độ học vấn n Min Max ± SD Giá trị p

(Anova- test) Mù chữ 14 5 25 14,86 ± 5,736 p = 0,002 Tiểu học 15 14 22 17,93 ± 2,374 Trung học cơ sở 32 6 30 18,09 ± 5,794 THPT 35 8 40 19,23 ± 6,687 TC trở lên 18 10 37 23,39 ± 6,861 Tổng 114 5 40 18,86 ± 6,309

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 về điểm trung bình của các bà mẹ tham gia nghiên cứu theo trình độ học vấn. Nhóm các bà mẹ có trình độ từ trung cấp trở lên có điểm trung bình nhận thức cao hơn các nhóm bà mẹ có trình độ học vấn khác.

Bảng 3.14. Điểm trung bình nhận thức theo nghề nghiệp

Trình độ học vấn n Min Max ± SD Giá trị p (Anova- test) Làm ruộng 87 5 40 18,02 ± 6,037 p = 0,016 CBCC/VC 17 10 37 23,29 ± 7,166 Buôn bán 3 10 25 17,33 ± 7,506 Nội trợ 7 17 23 19,14 ± 2,116 Tổng 114 5 40 18,86 ± 6,309

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 về điểm trung bình của nhóm các bà mẹ tham gia nghiên cứu chia theo nghề nghiệp. Nhóm các bà mẹ là CBCC/VC có điểm trung bình nhận thức cao hơn các nhóm bà mẹ có nghề nghiệp khác.

3.2.3. Mức độ nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ

Bảng 3.15. Mức độ nhận thức chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Mức độ n Tỷ lệ (%) Tốt 0 0 Khá 2 1,8 Trung bình 11 9,6 Kém 101 88,6 Tổng 114 100

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy mức độ nhận thức chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ ở mức kém là 88,6% chiếm tỷ lệ cao nhất, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 9,6%; mức độ khá chiếm tỷ lệ 1,8%. Không có bà mẹ nào có nhận thức chung ở mức tốt.

3.3. Thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ sau can thiệp. 3.3.1. Thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ

3.3.1.1.Thay đổi nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Bảng 3.16. Thay đổi nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Nội dung nhận thức Thời điểm đánh giá Trả lời đúng Giá trị p Mcnemar test

n %

Cho trẻ bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh

T1 52 45,6 p(2-1) < 0,001 T2 107 93,9 p(2-3) < 0,01 T3 99 86,8 p(3-1) < 0,001

Cho trẻ bú sữa non T1 54 47,4 p(2-1) < 0,001

T2 91 79,8 p(2-3) > 0,05 T3 90 78,9 p(3-1) < 0,001 Cho trẻ bú theo nhu cầu T1 49 43,0 p(2-1) < 0,001

T2 104 91,2 p(2-3) < 0,01 T3 93 81,6 p(3-1) < 0,001 Cho bú cả sữa đầu và sữa cuối T1 40 35,1 p(2-1) < 0,001 T2 98 86,0 p(2-3) < 0,001 T3 81 71,1 p(3-1) < 0,001 Khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ

hoàn toàn

T1 67 58,8 p(2-1) < 0,001 T2 110 96,5 p(2-3) < 0,05 T3 105 92,1 p(3-1) < 0,001 Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6

tháng đầu

T1 53 46,5 p(2-1) < 0,001 T2 97 85,1 p(2-3) < 0,01 T3 82 71,9 p(3-1) < 0,001 Cho trẻ bú kéo dài đến khi trẻ ≥

24 tháng tuổi

T1 37 32,5 p(2-1) < 0,001 T2 91 79,8 p(2-3) < 0,001 T3 73 64,0 p(3-1) < 0,001 Cai sữa khi trẻ khỏe và đủ thời

gian T1 52 45,6 p(2-1) < 0,001

T2 102 89,5 p(2-3) < 0,05 T3 91 79,8 p(3-1) < 0,001

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy có sự tăng rõ rệt tỷ lệ các bà mẹ có nhận thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau can thiệp và còn duy trì được ở mức cao sau 1 tuần can thiệp. Trước can thiệp có 45,6% các bà mẹ biết cho trẻ bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh. Ngay sau can thiệp hầu hết (93,9%) các bà mẹ biết điều này, tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); sau 1 tuần có 8 bà mẹ đã quên và trả lời không đúng, tỷ lệ trả lời đúng còn 86,8%, giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Trước can thiệp chỉ có 53 bà mẹ biết cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chiếm tỷ lệ 46,5%. Ngay sau can thiệp số bà mẹ biết điều này tăng lên 97 bà mẹ, chiếm tỷ lệ 85,1%, tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); sau 1 tuần can thiệp có 15 bà mẹ quên điều này, tỷ lệ trả lời đúng giảm xuống còn 71,9%, giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Tương tự về nội dung cho trẻ bú kéo dài đến khi trẻ ≥ 24 tháng tuổi; trước can thiệp có 37 bà mẹ biết điều này, chiếm tỷ lệ 32,5%. Ngay sau can thiệp có 91 bà mẹ biết, chiếm tỷ lệ 79,8%, tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); sau can thiệp 1 tuần, tỷ lệ này giảm xuống còn 64%, giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.17. Nhận thức về duy trì nguồn sữa và bảo quản sữa mẹ Nội dung nhận thức Thời điểm

đánh giá

Trả lời đúng Giá trị p Mcnemar test

n %

Ăn thực phẩm lợi sữa T1 36 31,6 p(2-1) < 0,001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)