Thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng dựa trên điểm trung bình và mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 86 - 89)

mức độ nhận thức.

Ở phần trên nghiên cứu đã đi bàn luận để phiên giải sự thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước và sau can thiệp ở từng nội dung. Tuy nhiên, để đánh giá được một cách tổng thể sự thành công của chương trình thì cần thiết phải dựa vào sự thay đổi về số điểm trung bình và mức độ nhận thức trước và sau khi can thiệp.

Bảng 3.23 cho thấy sự thay đổi về điểm nhận thức của các bà mẹ sau can thiệp so với trước can thiệp. Điểm nhận thức chung thấp nhất của bà mẹ sau can thiệp cao hơn 18 điểm so với trước can thiệp; và điểm cao nhất sau can thiệp cao hơn 14 điểm so với điểm cao nhất trước can thiệp. Kết quả cho thấy rõ được sự khác biệt rõ ràng về điểm số trung bình nhận thức chung trước và sau thiệp. Trước can thiệp điểm trung bình chỉ đạt 18,86/54 điểm; tuy nhiên sau can thiệp con số này đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 44,53/54 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Để đánh giá mức độ duy trì nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ sau chương trình can thiệp, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá lần ba sau 1 tuần can thiệp, kết quả cho thấy điểm số trung bình nhận thức của các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng giảm từ 44,53 ± 5,429 ở thời điểm ngay sau can thiệp xuống còn 36,32 ± 6,794, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Về nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ, kết quả nghiên cứu tại bảng 3.24 cho thấy, điểm trung bình nhận thức trước can thiệp là 5,76 ± 2,937, ngay sau can thiệp là 12,74 ± 2,250, sau 1 tuần số điểm trung bình giảm xuống còn 10,97 ± 3,058. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p < 0,001. Vậy ngay sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ tăng lên từ 38,4% lên 84,93%. Sau 1 tuần tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về nội dung này còn 73,1%. Về nhận thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ, kết quả từ bảng 3.25 cho thấy, điểm trung bình nhận thức trước can thiệp là 10,14 ± 4,228; ngay sau can thiệp số điểm tăng lên là 24,45 ± 3,687; sau 1 tuần số điểm giảm xuống còn 19,89 ± 4,656. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Vậy ngay sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về chế độ ăn bổ sung cho trẻ tăng lên từ 33,8% lên 81,5%; sau 1 tuần tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về nội dung này còn 66,3%. Về nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bệnh, qua bảng 3.26 cho thấy, điểm trung bình nhận thức trước can thiệp là 2,96 ± 2,058 ; ngay sau can thiệp số điểm tăng lên là 7,34 ± 1,862; sau 1 tuần số diểm giảm xuống còn 5,58 ± 2,456. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Vậy ngay sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về chế độ dinh dưỡng khi trẻ bệnh tăng lên từ 32,8% lên 81,5%; sau 1 tuần tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về nội dung này còn 62%. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự thay đổi về nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ.

Thời gian đánh giá lại nhận thức sau can thiệp tương đối ngắn do thời gian nằm viện của trẻ không kéo dài nhưng có thể lí giải cho việc giảm tỷ lệ trả lời đạt các câu hỏi đánh giá của chúng tôi ở lần đánh giá sau can thiệp 1 tuần là đặc điểm cá nhân của đối tượng. Trong nghiên cứu này có tới 76,3% đối tượng tham gia là nông dân và 53,6% ở trình độ giáo dục ≤ Trung học cơ sở. Do đó việc duy trì nhận thức là khó hơn so với các đối tượng khác.

Sự tăng lên về điểm trung bình nhận thức sau can thiệp cho thấy được sự thành công của chương trình truyền thông đã thực hiện. Với sự cải thiện rõ rệt về nhận thức như vậy chắc chắn sẽ giúp một phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng mới, cải thiện được cân nặng của trẻ giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh Điện Biên nói riêng và của cả nước nói chung.

Bảng 3.27 cho thấy mức độ nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ tăng rõ rệt. Trước can thiệp mức độ nhận thức kém là 88,6%, sau can thiệp còn 1 bà mẹ ở mức nhận thức kém, chiếm tỷ lệ 0,8%. Mức độ nhận thức tốt về chế độ dinh dưỡng

cho trẻ đã tăng lên rất cao, từ 0% trước can thiệp, sau can thiệp mức độ nhận thức tốt chiếm 62,3%. Sau 1 tuần đánh giá lại, mức độ nhận thức tốt giảm xuống còn 14,9%. Một lí do không thể thiếu để giải thích cho việc số người tham gia quên một phần kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp đó là yếu tố thời gian, khả năng ghi nhớ của não, vì não bộ của con người có thể quên đi những gì không hoặc ít liên quan đến mình. Do vậy, việc truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ không chỉ thực hiện một lần mà nó phải được thực hiện thường xuyên bởi cán bộ y tế địa phương trong chương trình lồng ghép với các hoạt động của hội phụ nữ, đồng thời cần đến sự hỗ trợ của các kênh truyền thông gián tiếp như các phượng tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa, việc tăng cường giáo dục và giáo dục thường xuyên kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp người phụ nữ duy trì hành vi thực hiện chăm sóc trẻ khoa học lâu dài và có hiệu quả giúp cải thiện tình trạng cân nặng của trẻ và giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng.

Như vậy, trong khi vấn đề dinh dưỡng cho trẻ chưa thể đảm bảo được ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, việc tiếp cận các can thiệp phù hợp sẽ tác động hiệu quả lên nhận thức, thực hành bà mẹ nuôi dưỡng trẻ hàng ngày bằng thực phẩm sẵn có quanh năm ngay tại địa phương, hạn chế được những tập tục sai lầm, nâng cao được kỹ năng chế biến các món ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ; hình thành “vết dầu loang” về những bà mẹ nghèo nuôi con khỏe có kiến thức kỹ năng nuôi con theo khoa học ngày càng rộng lớn trong cộng đồng; từ đó cải thiện hành vi nuôi con của bà mẹ một cách khả thi và bền vững.

Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chủ động thực hiện các can thiệp phòng chống SDD cho trẻ càng sớm càng tốt, nếu có thể bắt đầu ngay từ khi phụ nữ mang thai, trẻ em từ ngay sau khi sinh cho đến < 24 tháng tuổi, như khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và tạp chí Lancet; tiếp theo đó cần đưa giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào trong nhà trường để các em ở độ tuổi vị thành niên có kiến thức tự chăm sóc bản thân, can thiệp sớm đối với nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và sau khi kết hôn, phụ nữ bắt đầu mang thai, đặc biệt là các phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng (thấp, bé, nhẹ cân). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, để có

được tác động nhanh chóng và duy trì hiệu quả can thiệp bền vững, cần thiết phải có sự chỉ đạo quản lý thống nhất và chặt chẽ của các cấp chính quyền và ngành y tế, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ giữa y tế với các ban ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ các chương trình/dự án can thiệp dinh dưỡng và sức khỏe ở cộng đồng. Đồng thời, để có thể duy trì được các hoạt động can thiệp, sau khi các dự án/chương trình kết thúc, cần tiếp tục củng cố và phát huy những nỗ lực đóng góp có trách nhiệm của các cộng tác viên dinh dưỡng/y tế thôn bản cũng như các đối tượng đã được chọn can thiệp trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)