Thay đổi mức độ nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 71)

Bảng 3.27. Thay đổi mức độ nhận thức chung về chế độ dinh dưỡng Mức độ Trước can thiệp Ngay sau can thiệp Sau can thiệp 1 tuần

n % n % n % Tốt 0 0 71 62,3 17 14,9 Khá 2 1,8 36 31,6 44 38,6 Trung bình 11 9,6 6 5,3 47 41,2 Kém 101 88,6 1 0,8 6 5,3 Tổng 114 100 114 100 114 100

Kết quả bảng 3.27 cho thấy mức độ nhận thức về chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ tham gia nghiên cứu có sự cải thiện rõ rệt : Trước can thiệp chỉ có 1,8% các bà mẹ có mức độ nhận thức ở mức khá ; 9,6% các bà mẹ có nhận thức ở mức trung bình và mức kém (88,6%) ; không có bà mẹ nào có nhận thức ở mức tốt. Nhưng ngay sau can thiệp 62,3% các bà mẹ có nhận thức ở mức tốt; 31,6% đạt mức khá; 5,3% đạt mức trung bình và chỉ có 1 bà mẹ (0,8%) có nhận thức ở mức kém. Ở thời điểm sau can thiệp 1 tuần, tỷ lệ các bà mẹ có nhận thức ở mức tốt đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 14,9%; ở mức khá vẫn còn duy trì ở mức 38,6%; ở mức trung bình và kém tăng lên lần lượt là 41,2% và 5,3%.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 4.1.1. Đặc điểm về tuổi

Qua hình 3.1 cho thấy trong 114 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu có 95 bà mẹ ở nhóm 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (83,3%); trong đó nhóm bà mẹ dưới 18 tuổi tuổi có tỷ lệ 7% và nhóm bà mẹ trên 35 tuổi có tỷ lệ 9,7%. Tuổi trung bình 27,21 ± 5,635 tuổi, bà mẹ có tuổi cao nhất là 39 tuổi và thấp nhất là 17 tuổi. Kết quả chúng tôi khác với nghiên cứu của, Võ Đức Chu, Nguyễn Đức Tiến (2008) có độ tuổi trung bình của các bà mẹ là 31,90 ± 4,94 tuổi [9]. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do Điện Biên là tỉnh miền núi, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là dân tộc thiểu số, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) còn xảy ra nhiều trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, 5 năm trở lại đây, toàn tỉnh có trên 1.500 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết [20]. Việc kết hôn sớm, kết hôn giữa những người là anh em, họ hàng đã làm ảnh hưởng đến thể chất và để lại nhiều hệ lụy, nhất là các đối tượng nữ. Trẻ nhỏ được sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là dễ mắc suy dinh dưỡng. Mặt khác kết hôn trong độ tuổi quá trẻ sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành, cơ thể chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện.

4.1.2. Đặc điểm về dân tộc

Qua hình 3.2 cho thấy trong 114 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu có 76 bà mẹ là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 66,7%; 38 người bà mẹ là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 33,3%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp khi phân tích tỷ lệ SDD theo 3 khu vực hành chính của tỉnh Lào Cai đã cho thấy ở khu vực 3 nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và H Mông thì tỷ lệ SDD cao hơn khu vực 1 nơi người Kinh cư trú là chính. Tỷ lệ SDD ở khu vực 3 rất cao: 50,0% nhẹ cân; 67,7% thấp còi và 14,9% gầy còm, trong khi đó ở khu vực 1 tỷ lệ

này tương ứng là 13,7%; 14,5% và 5,9% [2]. Kết quả từ nghiên cứu này cũng tương đồng với kháo sát của Trương Đức Tú (2006) có SDDTE người Kinh 19,9% so với 50,3% người dân tộc thiểu số [30]. Báo cáo của UNICEF năm 2009 về SDDTE Việt Nam dưới 5 tuổi ở dân tộc Kinh là 22,2% thấp hơn nhiều so với 38,4% ở các dân tộc khác [70].Thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn nhiều hạn chếnên các phong tục, tập quán lạc hậu về ăn uống và nuôi con của các dân tộc thiểu số tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của họ. Qua tìm hiểu về phong tục tập quán của người Thái và HʼMông được thấy rằng. Tồn tại lớn nhất là đẻ tại nhà còn nhiều. Bà đỡ tham gia đỡ đẻ tại nhà là chủ yếu mà không sử dụng gói đẻ sạch. Nhiều phụ nữ khi đẻ phải ăn kiêng thiếu dinh dưỡng hay phải đi làm sớm, cho con bú muộn, cho con ăn rặm sớm, cai sữa sớm…

4.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn.

Qua hình 3.3 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có có trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở xuống chiếm tỷ lệ 53,6%; trong đó có 12,3% bà mẹ mù chữ; chỉ có 18 bà mẹ có trình độ ≥ trung cấp (15,8%) điều này không thuận lợi cho các bà mẹ tiếp thu những kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ < 5 tuổi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Anh (2011) khi nghiên cứu trên các đối tượng thuộc 6 xã của huyện Sóc Sơn – Hà Nội (53,8%) có trình có độ học vấn từ cấp hai/trung học cơ sở trở xuống [3]. Điều này có thể lý giải rằng, đa số đối tượng nghiên cứu làm nông nghiệp là nghề chính chiếm đến 76,4%, do đó trình độ học vấn với tỷ lệ trên là khá hợp lý. Kết quả khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) [9] là các bà mẹ trình độ học vấn ≤ THCS chiếm 81,9%. Sự khác biệt trên là do địa bàn nghiên cứu của hai đề tài khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu được lấy tại 1 xã của huyện Hương Hồ.

4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp.

Qua bảng 3.1 cho thấy, nhóm phụ nữ trong nghiên cứu này thuộc bốn nhóm ngành nghề khác nhau là cán bộ công chức, nội trợ, nông dân và buôn bán. Nhóm

phụ nữ làm nông dân với 87 người, chiếm tỷ lệ 76,4%. Thứ hai là phụ nữ trong nhóm nghề CBCC/VC với 17 người và chiếm 14,9%. Sau đó đến nhóm phụ nữ làm nội trợ với 7 người chiếm 6,12%. Tỷ lệ phụ nữ là buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,6%. Nhóm bà mẹ làm nghề nông có tỷ lệ cao gấp 5 lần nhóm bà mẹ là cán bộ/viên chức. Điều này là do phần lớn các bà mẹ cán bộ nhân viên có trình độ học vấn cao hơn, điều kiện kinh tế gia đình và thời gian chăm sóc con tốt hơn so với các bà mẹ làm nghề nông. Kết quả nghiên cứu của chúng tối tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Anh (2011) có 12,5% đối tượng là cán bộ công/viên chức nhà nước [3]. Có sự khác biệt đáng kể với nghiên cứu của Nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh (2012) có 89,1% các đối tượng tham gia nghiên cứu làm nghề nông [7].

4.1.5. Đặc điểm về nơi cư trú và điều kiện kinh tế.

Qua bảng 3.1 cho thấy, nhóm phụ nữ trong nghiên cứu này phần lớn là cư trú ở nông thôn, với 94 người, chiếm tỷ lệ 82,5%; ở thành thị chiếm tỷ lệ 17,5%. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy SDDTE vùng miền núi cao hơn đồng bằng; nông thôn cao hơn thành thị. Như điều tra của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự giai đoạn 1990- 2004 thấy ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm khu vực thành phố đều thấp hơn khu vực nông thôn; khu vực miền núi cao cách biệt các khu vực khác [24]. Báo cáo kết quả nghiên cứu của Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng năm 1990 ở khu vực thành phố (40,6%; 44,4%; 9,2%); vùng nông thôn (47,5%; 60,1%; 14,2%); còn vùng miền núi (54,7%; 61,8%; 16,8%) và tương tự vào năm 2009, ở thành phố (16,5%; 23,2%; 4,8%); vùng nông thôn (23,2%; 34,4%; 7,4%) và vùng miền núi (27,9%; 36,6%; 7,9%) [33].

Kết quả bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ hộ đói nghèo (thiếu ăn) của đối tượng nghiên cứu là 14,9%. UNICEF khảo sát thấy SDDTE dưới 5 tuổi của Việt Nam năm 2009 ở các hộ gia đình nghèo nhất nước là 35,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 22,6% ở hộ có mức kinh tế trung bình và 14,0% ở các hộ giàu nhất [70]. Đói nghèo sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân và nhất là đối tượng trẻ em. Như chúng ta đã biết, trẻ sinh ra trong gia đình có kinh tế khó khăn sẽ không có đủ điều kiện

chăm sóc, nuôi dưỡng, học hành so với các trẻ khác. Tình trạng kinh tế không những ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ mà ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống của người dân. Các bà mẹ được sinh ra và lớn lên trên vùng đất nghèo khổ, kinh tế khó khăn, các bà mẹ nhóm này phải suốt ngày bận rộn với việc mưu sinh trên nương, trên rẫy nên điều kiện học tập có hạn chế và ít thời gian để quan tâm chăm sóc con cái. Do vậy, việc tuyên truyền vận động các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đối với các bà mẹ cần được nâng cao tuy rằng sẽ gặp nhiều khó khăn đối với các bà mẹ thuộc nhóm này.

4.1.6. Đối tượng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

Bảng 3.4 cho thấy trẻ có nhóm tuổi ≤ 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 51,8%; tiếp đến trẻ nhóm 25-36 tháng (29,8%) và đến nhóm nhóm trẻ 37-48 tháng (12,3%). Thấp nhất là nhóm 49-59 tháng (6,1%). SDDTE ở nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giới tính [11],[13],[28], nhưng lại liên quan chặt chẽ đến nhóm tuổi của trẻ. Một vài nghiên cứu cho rằng nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6- 24 tháng [25],[34]. Lý giải kết quả trên là do các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới. Qua khảo sát thấy phần lớn các bà mẹ thường cho trẻ ăn bổ sung vào tháng thứ 4, thậm chí có trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 2-3 làm trẻ không tận dụng được nguồn sữa mẹ đồng thời dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Mặt khác giai đoạn này trẻ vừa mới bước vào giai đoạn ăn bổ sung nên còn chưa quen với thức ăn mới, nhiều gia đình không có chế độ ăn riêng cho trẻ mà còn cho trẻ ăn chung với bữa cơm gia đình. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên hay bị ốm. Nhiều bà mẹ thấy con bị bệnh (tiêu chảy, sốt, ban đỏ...) lại cho trẻ ăn uống kiêng khem quá mức, khiến trẻ rơi vào tình trạng SDD.

4.2. Thực trạng nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ 4.2.1.Thực trạng nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ.

Qua bảng 3.5 cho ta thấy: Số bà mẹ nhận thức đúng về cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh chiếm tỷ lệ 45,6%. Nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hoà tại huyện Tam Nông, Phú Thọ năm 2014 cũng cho kết quả tương tự là 49,6% [14]. Có

sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012 tỷ lệ về cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh là 76,6% [7]. Nghiên cứu của TTCSSKSS tại huyện Văn Chấn cho kết quả 68,6% [35]. Nghiên cứu của hai tác giả Lê Thị Hương và Trần Thị Lan (2010) về hiệu quả cải thiện dinh dưỡng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại hai huyện Đakrông và Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị - trong đó có hợp phần thúc đẩy NCBSM hoàn toàn - được thực hiện vào tháng 12/2010 có tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trước 1 giờ sau khi sinh là 79,7% [22]. Một trong những nhận thức không đúng về NCBSM của một số bà mẹ trong nghiên cứu này là vắt bỏ sữa non trước lần đầu cho con bú. Tỷ lệ bà mẹ nhận thức không vắt bỏ sữa non trước lần đầu cho con bú chiếm tỷ lệ 47,4%. Kết quả này ở nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012 là 76,0% [7]; nghiên cứu của TTCSSKSS tỉnh Yên Bái tại Văn Chấn là 70,6% [35]; trong nghiên cứu của Lê Thị Hương và Trần Thị Lan (2010) là 78,6% [22]; trong một nghiên cứu khác của TTCSSKSS tỉnh Yên Bái thực hiện năm 2012, về đánh giá hiệu quả sau 1 năm thực hiện các can thiệp thúc đẩy, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số tại 5 xã thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là 67,4% [36]. Nếu so với số liệu chung của quốc gia: tỷ lệ cho con bú sớm (trong vòng 1 giờ) là 54,3% và tỷ lệ bà mẹ không vắt bỏ sữa non trước lần đầu cho con bú là 79,9%, do VDD và UNICEF công bố năm 2013 thì kết quả trước can thiệp trong nghiên cứu này còn rất thấp so với mặt bằng chung [41]. Có sự khác biệt trên là do Điện Biên là tỉnh miền núi, với tỷ lệ cao là người dân tộc thiểu số nên có những hạn chế nhất định.

Qua bảng 3.5 cho ta thấy, tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng cho trẻ bú theo nhu cầu là 43%; còn lại các bà mẹ trả lời cho trẻ bú theo giờ nhất định. Theo khảo sát của Võ Đức Chu và Nguyễn Đức Tiến (2008) [9] có 81,7% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu.

Qua bảng 3.5. Số bà mẹ nhận thức đúng về cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 46,5%. Nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012 cho kết quả tương đồng là 49,4% [7]; nghiên cứu của TTCSSKSS

tỉnh Yên Bái tại Văn Yên có chỉ số trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn với kết quả: 8,3% [36]; Nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hòa tại huyện Tam Nông, Phú Thọ năm 2014 cho kết quả là 8,1% [14]. So với số liệu điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2013 của VDD, thì tỷ lệ nhận thức trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều, vì con số do VDD công bố chỉ đạt 32,1% [41].

Khuyến khích cho trẻ bú kéo dài đến hai năm hoặc lâu hơn cũng là một trong những khuyến cáo được Bộ Y tế đưa ra. Trong nghiên cứu này, nhận thức cho trẻ bú kéo dài khi trẻ ≥ 24 tháng của các bà mẹ chiếm tỷ lệ 32,5%; nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hòa (2014) cho kết quả là 11,1% [14]. nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho kết quả là 18,2% [7]. So sánh với nguồn số liệu điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2013 của VDD, tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú đến năm 2 tuổi là 22,6% [41]. Như vậy, ở lần điều tra ban đầu, tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng cho trẻ bú kéo dài đến khi trẻ ≥ 24 tháng tuổi cao hơn số liệu của VDD đưa ra.

Trong thực hành NCBSM, WHO và UNICEF khuyến cáo không cho trẻ bú bình. Ở Việt Nam, theo nguồn số liệu điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2013, tỷ lệ trẻ không bú bình đạt 56,4% [41]. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, các bà mẹ nhận thức đúng về vấn đề trên còn thấp. Nhận thức đúng về việc không nên cho trẻ bú bình chỉ đạt 36,8%, thấp hơn so với con số VDD đưa ra. Kết quả nghiên cứu của TTCSSKSS tại huyện Văn Yên cũng cho thấy tỷ lệ trẻ không bú bình ngày hôm trước khá cao ở điều tra ban đầu: 87,8% [36]. Kết quả nghiên cứu của Lương Thị Khai (2012) cũng cho thấy tỷ lệ trẻ không bú bình ngày hôm trước của nhóm trẻ Tày – Nùng là 91,0% [23].

Như vậy, mặc dù NCBSM là thực hành phổ biến nhưng các khuyến nghị về bú mẹ sớm, bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ kéo dài đều kém ở địa bàn nghiên cứu và cần quan tâm để cải thiện. Bên cạnh việc cải thiện về kiến thức cho bà mẹ, việc tăng cường hỗ trợ từ cán bộ y tế (tại thời điểm sinh, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về nuôi dưỡng con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2017 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)