7. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Bất động sản
Theo Điều 107 Luật Dân sự 2015, bất động sản bao gồm: “Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật”. Bất động sản có thể phân thành ba loại:
Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc,... Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.
Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng,...
Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang,...
Việc phân chia bất động sản theo ba loại trên là cần thiết và đảm bảo cho việc xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản trị thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta.
Đối với ngành bất động sản, có 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển gồm: Chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tác động của việc thực thi pháp luật tới thị trường bất động sản; Sự phát triển kinh tế và thị trường tài chính; Thông tin bất động sản và dự báo thị trường; Công nghệ, tính chuyên nghiệp; Thói quen người tham gia thị trường; Tác động của hội nhập quốc tế; Tác động của đô thị hóa và phát triển hạ tầng; Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đối với thị trường bất động sản.