7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.5 Truyền thông về doanh nghiệp bất động sản
Trong phạm vi nghiên cứu của đề luận văn, truyền thông về doanh nghiệp bất động sản thuần về thông tin hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, không khảo sát những bài viết PR-Quảng cáo cho doanh nghiệp.
So với 6 chủ đề truyền thông được khảo sát, tỷ lệ tin bài truyền thông thị trường bất động sản xếp ở vị trí thứ 4 với 83/600 tin,bài, chiếm 13,8%.
Biểu đồ 2.10: Lượng tin, bài truyền thông về doanh nghiệp bất động sản trên các báo điện tử được khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020
Theo biểu đồ 2.10, tỷ lệ tin, bài truyền thông về doanh nghiệp của 3 tờ báo khảo sát là gần bằng nhau, trong đó Reatimes có số lượng nhiều hơn VnExress và SGGP.
Đối với nội dung truyền thông về doanh nghiệp bất động sản trên các báo điện tử tập trung vào 3 thông tin doanh nghiệp gồm: Hoạt động doanh nghiệp, Thông tin chung về doanh nghiệp và Tiếng nói doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.11: Thống kê nội dung truyền thông về doanh nghiệp bất động sản trên các báo điện khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020.
Theo biểu đồ 2.11 cho thấy dù có sự tương đồng về số lượng tin bài quy hoạch tuy nhiên ở mỗi báo đều có định hướng thông tin doanh nghiệp bất động sản khác nhau.
Trong đó Reatimes tập trung thông tin về hoạt động chung của các doanh nghiệp, không đưa tin, bài về hoạt động cụ thể của một doanh nghiệp. Biểu hiện cụ thể qua loạt bài khảo sát như “Những tháng cuối năm khó nhằn của doanh nghiệp địa ốc” đăng ngày 16/7/2020; bài viết “Rủi ro nhìn từ việc doanh nghiệp cắt tóc gội đầu huy động 738 tỷ đồng trái phiếu” qua hình thức phỏng vấn chuyên gia đăng ngày 16/7/2020 hay bài viết “Tấm màng lọc Covid-19 và cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp BĐS 2021” của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đăng ngày 16/11/2020.
Nếu có thông tin về hoạt động doanh nghiệp cụ thể cũng là chùm thông tin như bài viết “Doanh nghiệp bất động sản báo lãi lớn nhờ bán dự án” của tác giả Mộc Miên. Bài viết cho thấy kết quả dù dịch bệnh nhưng những doanh nghiệp có dự án tốt, mảng kinh doanh bền vững, nhanh chóng thích ứng hoàn cảnh,... vẫn sẽ hoạt động tốt.
“CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII) báo lãi 275 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý I/2020 của CII cho thấy, doanh thu thuần trong kỳ đạt 472 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ giá vốn hàng bán giảm 28%, nên lãi gộp đạt gần 184 tỷ đồng tăng 67% so với quý I/2019. Hay như KDH, trong quý I vừa qua, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH) cũng báo lãi 154 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm 2019. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu thuần đạt 701 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Ngoài CII hay KDH, HPX cũng báo lợi nhuận quý I/2020 tăng trưởng tốt. Báo cáo tài chính quý I/2020 của Hải Phát Invest (HPX) cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.” [Reatimes, ngày 5/5/2020].
Ngược lại, Sài Gòn Giải Phóng với gốc báo Đảng nhưng lại là nơi có tin, bài về hoạt động doanh nghiệp cụ thể nhiều nhất, tin bài về hoạt động chung của các doanh nghiệp khá ít. Các bài viết về doanh nghiệp cụ thể trên báo SGGP đều có nguồn tin từ sở ban ngành như bài viết “Tháo gỡ khó khăn cho dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên” của phóng viên Lương Thiện bắt nguồn từ việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành để giải quyết vướng mắc tại dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên, huyện Bình Chánh. “Tại cuộc họp, các chỉ tiêu quy hoạch của dự án đã được thống nhất như sau: hệ số sử dụng đất toàn khu là 5, chiều cao 18 tầng, mật độ xây dựng 40% khối đế; còn riêng về dân số của dự án giao cho huyện Bình Chánh quyết định. Đối với phần đất 1.000m² kênh mương nội đồng nằm xen kẹt trong dự án thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên - Môi trường. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết, toàn bộ dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên đã được công ty nộp hồ sơ làm thủ tục đầu tư tại Sở Kế hoạch - Đầu tư từ tháng 3-2019 nhưng bị vướng 2 lý do, thứ nhất là chỉ số quy hoạch không hợp lý, thứ hai không xác định hình thức sử dụng 1.000m² kênh mương nội đồng.” [Báo SGGP, ngày 21/3/2020].
Bài viết “Xem xét chuyển đổi chủ đầu tư khu dân cư Hòa Lân sang đơn vị trúng đấu giá” của phóng viên Ngô Đình thì bắt nguồn từ Quyết định của tòa án quận 7. “Sau khi có quyết định của tòa quận 7, Công ty Kim Oanh đang tiến hành các thủ tục pháp lý, phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương để sớm triển khai khu
dân cư Hòa Lân. UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa có Công văn số 6057/UBND-Kt do PCT UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà ký giao Sở Xây dựng xem xét kiến nghị việc chuyển đổi chủ đầu tư khu dân cư Hòa Lân của CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TPHCM. Được biết, dự án Hòa Lân rộng hơn 50ha, nằm tại phường Thuận Giao, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, được chủ đầu tư cũ là Thiên Phú thế chấp ngân hàng. Tháng 5-2017, dự án được Agribank Chợ Lớn phát mãi, bán đấu giá thu hồi nợ xấu. Công ty Kim Oanh TPHCM (thành viên Kim Oanh Group) đã mua trúng đấu giá với số tiền 1.353 tỷ. Cùng với việc giải quyết các vấn đề tồn đọng chủ đầu tư cũ để lại, tổng số tiền Kim Oanh bỏ vào dự án là khoảng 1.600 tỷ đồng.”[Báo SGGP, ngày 24/12/2020].
Có thể nói, truyền thông doanh nghiệp trên báo Sài Gòn Giải Phóng là truyền thông bị động. Doanh nghiệp có liên quan gì đến văn bản, quyết định của sở ban ngành thì mới được nhắc đến. Do đó thông tin doanh nghiệp trên báo Sài Gòn Giải Phóng luôn đi với tính pháp lý.
VnExpress thì có lượng tin bài về hoạt động doanh nghiệp, thông tin chung về doanh nghiệp đều nhau. Khác với Sài Gòn Giải Phóng thông tin hoạt động doanh nghiệp cụ thể trên VnExpress được phóng viên chủ động khai thác từ các hoạt động của doanh nghiệp như báo cáo doanh nghiệp qua bài viết “Bất động sản Phát Đạt hoãn tổ chức đại hội cổ đông” của phóng viên Lộc An đăng ngày 27/3/2020 hay bài viết “TTC Land dự kiến lãi 560 tỷ đồng nhờ thoái vốn” của phóng viên Phương Đông. “Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, SCR) mới thông báo chuyển nhượng 220.000 cổ phần, tương ứng 11% vốn Công ty Đầu tư địa ốc Kim Thành cho Công ty Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim để giảm tỷ lệ còn 48% sau hơn ba năm nắm giữ.” [Báo VnExpress, ngày 11/11/2020].
Về tiếng nói, kiến nghị của doanh nghiệp cả 3 báo khảo sát đều có lượng tin bài không nhiều, trong đó theo khảo sát báo SGGP có lượng tin bài nhiều hơn VnExpress và Sài Gòn Giải Phóng.
Các bài viết về kiến nghị của doanh nghiệp trên báo Sài Gòn Giải Phóng là trực tiếp và cụ thể vụ việc như bài viết “Thêm một doanh nghiệp kêu cứu vì dự án 'đứng hình” đăng ngày 17/2/2020 của phóng viên Đỗ Trà Giang hay bài viết “Vinaland yêu
cầu cơ quan công an làm rõ nhiều khuất tất” đăng ngày 21/4/2020 của phóng viên H.Anh.
Trong khi đó, các bài viết về kiến nghị doanh nghiệp trên báo VnExpress và Reatimes có nguồn từ các buổi hội thảo, hội nghị như bài viết “Chủ tịch GP Invest: Dự án qua 5 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa xong” của phóng viên Nguyễn Hà đăng ngày 18/2/2020 có nguồn từ Chủ tịch GP Invest phát biểu tại “Hội nghị trao đổi về những khó khăn do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam”. Hay bài viết “Các doanh nghiệp đang mong chờ được tháo gỡ khó khăn hơn bao giờ hết” đăng ngày 9/7/2020 của hai phóng viên Hiền Thảo - Thanh Hương được khai thác từ phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn bất động sản 2020: “Cơ hội mới từ chính sách và thị trường”.