Tăng tương tác với công chúng

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 125 - 128)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.3. Tăng tương tác với công chúng

Tính tương tác thể hiện ở chỗ độc giả có thể phản hồi, tham gia đóng góp ý kiến về những thông tin trên báo chí và ngược lại, nhà báo nghe được những phản hồi về những bài báo mình đã viết, nắm bắt được phản ứng của công chúng.

Một trong những chức năng cơ bản của báo chí là tham gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Báo chí quản lý, giám sát và phản biện xã hội bằng dư luận xã hội. Chỉ có thông qua dư luận xã hội, báo chí mới làm tròn trách nhiệm của mình là cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với nhân dân; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.

Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi là một bước quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Theo dõi, nắm bắt thông tin phản hồi để nhà báo biết được tác phẩm của mình đem lại hiệu quả hay hậu quả xã hội. Xử lý thông tin phản hồi là để nhà báo kịp thời giải quyết các tình huống đặt ra liên quan đến dư luận xã hội mà tác phẩm của mình đem lại.

Các cơ quan báo chí cần chú trọng hoạt động theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả và hậu quả của tác phẩm báo chí, tạo dựng niềm tin của báo chí đối với công chúng.

Phản hồi về hiệu quả, hậu quả do tác phẩm báo chí đem lại thường từ các đối tượng như: Cơ quan quản lý tư tưởng, văn hóa; Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và truyền thông; Cơ quan chủ quản báo chí; Các tập thể; Các đồng nghiệp báo chí; Cá nhân công chúng xã hội.

Thực tế thì sự phản hồi của các cơ quan quản lý và chủ quản báo chí, của công chúng xã hội về hiệu quả, hậu quả từ các tác phẩm báo chí luôn diễn ra là điều tất yếu khách quan. Điều này thể hiện cho một nền báo chí tự do, dân chủ, nhân văn. Các tòa soạn, nhà báo thực sự chuyên nghiệp thường dũng cảm nhận trách nhiệm xã hội về hiệu quả và hậu quả từ các tác phẩm của mình công bố và họ càng làm tăng niềm tin của cơ quan quản lý, chủ quản và công chúng đối với báo chí.

Các báo cần làm tốt công tác bạn đọc, phát hành trên trang báo điện tử. Đây là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Nó quyết định đến sự thành công của mỗi tờ báo bởi vì hiệu quả của báo chí chỉ có thể có được khi công chúng tiếp nhận. Xã hội ngày càng phát triển, báo chí càng cần có sự tương tác với độc giả.

Ngày nay, báo chí không chỉ dừng lại ở việc thông tin một chiều, nhà báo không thông tin cho bạn đọc những gì mình có mà phải cung cấp cho độc giả những thông tin chính đáng họ cần biết, muốn biết. Độc giả cũng không tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà có quyền được nói lên ý kiến, cảm nhận của mình. Điều này sẽ giúp tờ báo có được những thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời và chính xác nhất.

Đặc biệt, các báo cần quan tâm tới việc hồi đáp bạn đọc, tạo tính liên kết, tương tác giữa cơ quan báo và người dân. Lập diễn đàn trao đổi lấy ý kiến phản hồi từ độc giả cũng là một hình thức tương tác hiệu quả. Trong quy trình làm báo hiện đại đây được đánh giá là khâu rất quan trọng nhằm tăng tính tương tác giữa những người làm

báo và công chúng. Làm tốt khâu này sẽ giúp cơ quan báo chí vạch ra đường lối phát triển một cách khả thi nhất. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với nhiều cơ quan báo chí của Đảng bộ các địa phương, tránh tình trạng ép độc giả ăn mãi món ăn mà họ không thích, tạo điều kiện cho họ nói lên nhu cầu, nguyện vọng của mình, cũng có nghĩa là sản phẩm của nhà báo sẽ hấp dẫn hơn.

Đánh giá về hiệu quả của tương tác với công chúng, ông Hoàng Lại Đỗ Thế Nguyên – Giám đốc Marketing LDG Group cho biết: “Hiện nay, có thể thấy nhiều Nhóm (Group) trên Facebook đang làm được điều đó. Có rất nhiều nhóm về bất động sản thu hút được hàng triệu thành viên. Các nhóm này dần trở thành nơi cung cấp thông tin và lan tỏa thông tin của báo chí. Lý do vì đâu? Vì tính tương tác cao, rõ ràng, chuyên sâu, nhanh, kịp thời và độc quyền trong nhiều tin tức. Tất nhiên sự so sánh giữa một trang mạng xã hội và một tờ báo là khập khiễng nhưng rõ ràng những yếu tố tích cực đó là những yếu tố cần tham khảo để 1 trang tin điện tử có lối đi riêng, phát triển mạnh, thu hút người xem và tạo được dấu ấn”. [PVS, PL3].

Bày tỏ quan điểm về việc đổi mới nội dung và hình thức, ông Trần Quốc Tuấn – Ủy viên Ban biên tập Reatimes cho biết: “Trong thời đại công nghệ, báo điện tử phải đa dạng hóa hình thức các tin bài, các ấn phẩm truyền thông, đảm bảo có sự hấp dẫn cao thông qua nhiều hình thức như: đưa tin, bài, phóng sự; phim, kịch, tọa đàm; cuộc thi, giải thưởng; hội thảo, hội nghị… Bên cạnh đó, trong mùa dịch Covid-19 như hiện nay, báo chí cũng có thể tổ chức các tọa đàm trực tuyến để đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa tạo sức lan tỏa tới cộng đồng. Báo điện tử cần những sản phẩm truyền thông có sự đầu tư công phu về cả thời gian, chất lượng, hình ảnh, nắm được xu thế và đưa vào đúng các đối tượng truyền thông cụ thể. Nên đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm báo chí điện tử mới như Longform, Emagazine, Infographic, video đồ họa...” [PVS, PL3].

Cùng chung quan điểm, ông Hoàng Anh Minh – Tổng biên tập VietnamFinance: “Báo chí điện tử đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế nói chung cũng như trong lĩnh vực bất động sản nói riêng. Báo chí điện tử vẫn sẽ duy trì được

các thế mạnh của mình trong ít nhất một thập niên tới. Để có thể làm tốt vai trò của mình, báo chí về bất động sản cần đa dạng hóa thông tin và hình thức thể hiện, tăng cường các hình thức tương tác với bạn đọc, đầu tư chuyên sâu cho các sản phẩm mang tính nâng cao như truyền hình, e-magazine, diễn đàn…” [PVS, PL3].

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w