7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng truyền thông về bất động sản qua các báo khảo sát 1 Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát
2.2.1 Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát
Để có thể thấy được số lượng xuất hiện của các tác phẩm truyền thông về bất động sản trên các báo điện tử được khảo sát, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát định lượng về số lượng và tần suất xuất hiện tin bài trên báo điện tử VnExpress, Sài Gòn Giải Phóng và Tạp chí Reatimes, trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.
Qua quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy cả 2 báo VnExpress và Sài Gòn Giải Phóng đều có mục riêng về bất động sản, Reatimes là tạp chí chuyên ngành nên không có mục chung mà chia thành nhiều mục liên quan. Để đảm bảo mẫu khảo sát, tác giả kết hợp giữa việc khảo sát tin bài từ mục bất động sản và sử dụng từ khóa ra theo tiêu chí để tiến hành khảo sát cho vấn đề truyền thông. Với cách làm trên chúng tôi thu được kết quả như sau (xem biểu đồ).
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng tin bài về bất động sản trên các báo điện tử được khảo sát trong thời gian từ tháng 1/2020-12/2020
Kết quả khảo sát biểu đồ cho thấy, có sự sự chênh lệch lớn giữa 2 báo khảo sát và tạp chí chuyên ngành. Trong đó, báo điện tử VnExpress mục bất động sản có 1.760 tác phẩm chiếm khoảng 31%; mục bất động sản trên báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử có 369 tác phẩm, chỉ chiếm 7%. Riêng tạp chí chuyên ngành Reatimes chiếm đến 62% với 3.540 tác phẩm.
Mức chênh lệch này cho thấy tạp chí chuyên ngành đã đầu tư nhiều hơn về truyền thông bất động sản so với báo điện tử đa ngành. Đặc biệt với báo Đảng địa phương là Sài Gòn Giải Phóng thì thông tin truyền thông về bất động sản chưa được chú trọng.
Do lượng mẫu thống kê quá lớn, nên tác giả quyết định dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên mỗi báo 200 tác phẩm để khảo sát.