Truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 77 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.6 Truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản

So với 6 chủ đề truyền thông được khảo sát, tỷ lệ tin bài truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản xếp ở vị trí thứ 2 với 127/600 tin, bài, chiếm 21,7%.

Biểu đồ 2.12: Lượng tin, bài truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản trên các báo điện tử sản được khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020.

Theo biểu đồ 2.12, tỷ lệ tin, bài truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản của 3 tờ báo khảo sát có sự khác nhau. Lượng bài về nội dung thông về các sai phạm, vụ án ở Reatimes bằng tổng lượng bài của Sài Gòn Giải Phóng và VnExpress.

Đối với nội dung truyền về các sai phạm, vụ án trên các báo điện tử theo khảo sát có những nội dung chính gồm: Cảnh báo rủi ro, Sai phạm của chủ đầu tư, Các vụ bắt giữ điều tra.

Biểu đồ 2.13: Thống kê nội dung truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản trên các báo điện tử được khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020.

Theo biểu đồ 2.13 cho thấy, mỗi tờ báo có định hướng khác nhau về truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản. Trong đó Reatimes tập trung vào khai thác tin, bài về các sai phạm của chủ đầu tư, chiếm 57% lượng tin bài khảo sát. VnExpress thì trải đều tin bài về các sai phạm của chủ đầu tư, các đơn vị quản lý bất động sản của Nhà nước và các vụ bắt giữ điều tra. Báo SGGP thì tập trung vào việc thông tin cảnh báo rủi ro và các sai phạm.

Việc truyền thông về các sai phạm của chủ đầu tư của ba tờ báo cũng có có sự khác biệt trong đó Sài Gòn Giải Phóng đưa tin bài về sai phạm của chủ đầu tư khi đã có sự khẳng định của các cơ quan chức năng qua bài “Hà Quang Land huy động vốn nhà ở xã hội trái luật” của phóng viên Khánh Ngân. Bài báo khẳng định sai phạm của chủ đầu tư khi dẫn nguồn Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đề nghị Công ty CP Bất động sản Hà Quang chấm dứt ngay hành vi huy động vốn trái phép tại dự án nhà ở xã hội do công ty này làm chủ đầu tư. “Dự án HQS của Công ty Hà Quang làm chủ đầu tư đến nay chưa đủ các điều kiện để đưa bất động sản vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi nhận tiền phí xác nhận mua, nhận tiền cọc giữ chỗ hoặc nhận tiền của khách hàng dưới mọi hình thức đối với bất động sản của dự án này là không đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Hà Quang dừng ngay việc kinh doanh bất động sản trên dưới mọi

hình thức, chờ đến khi dự án đủ điều kiện mới được phép đưa vào kinh doanh.” [Báo SGGP, ngày 10/7/2020].

Hay bài viết có tiêu đề “Cà Mau: Nhiều vi phạm tại dự án Khu đô thị Hoàng Tâm” của phóng viên Tấn Thái dẫn nguồn kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sai phạm của dự án Khu đô thị Hoàng Tâm “Qua thanh tra, Bộ TN-MT phát hiện nhiều tồn tại, vi phạm tại Khu đô thị Hoàng Tâm như: chấp thuận chủ trương hoán đổi đất không phù hợp với quy định; phê duyệt bồi thường đối với diện tích đất cho đối tượng không thuộc trường hợp được bồi thường; xác định mục đích, thời hạn, hình thức sử dụng đất chưa phù hợp; xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất chưa đúng quy định của pháp luật”. [Báo SGGP, ngày 17/8/2020].

Cùng viết về các sai phạm của chủ đầu tư, Reatimes lại sử dụng nguồn liên quan, chưa được khẳng định của cơ quan chức năng ví như qua bài viết “Hà Nội: Góc khuất bên trong chung cư 24 tầng hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC” của hai phóng viên Ngọc Tiến - Hà Cường khi đề cập vấn đề PCCC của dự án “Được biết, Chung cư 317 Trường Chinh hiện chưa được cơ quan cảnh sát PCCC nghiệm thu đủ điều kiện về PCCC. Xác nhận với PV, một lãnh đạo phường Khương Trung cũng khẳng định, Chung cư 317 Trường Chinh hiện vẫn chưa được nghiệm thu PCCC và công trình vẫn chưa đủ điều kiện đưa vào hoạt động. Vị này cũng xác nhận, hiện có hộ dân đã vào ở trong công trình.” [Reatimes, ngày 10/7/2020].

Hay một ví dụ khác tại bài “Hòa Bình: “Bánh vẽ” dự án vàng mà không được chính quyền cấp phép?” của hai phóng viên Diệu Hiền - Quốc Quân. Đoạn mô tả nội dung bài viết “Nằm trên khuôn đất “vàng”, dự án The Spring Town (Hòa Bình) đang làm mưa, làm gió trên thị trường bất động sản khiến bao nhà đầu tư thèm muốn. Nhưng cho đến nay, tỉnh Hòa Bình chưa hề phê duyệt cho dự án này…” được lập luận dựa trên ý kiến của đại diện Sở với “Liên quan tới pháp lý của dự án này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Hòa Bình không có phê duyệt đối với dự án The Spring Town. Đây là dự án được chủ đầu tư tự ý xây dựng và cũng là lần đầu tiên chính quyền nghe thấy tên dự án này. Cũng vì lý do đó mà khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về dự án để đảm bảo quyền lợi chính đáng.”[Reatimes, ngày 3/7/2020].

Với VnExpress, các tin bài về sai phạm của chủ đầu tư thường xuất phát từ những vụ án như bài viết “Chủ đầu tư chung cư Khang Gia Tân Hương bị điều tra” của phóng viên Trung Sơn bắt nguồn từ việc “Công an vào cuộc điều tra việc chung cư Khang Gia Tân Hương, quận Tân Phú, bị chia tầng thương mại thành các căn hộ, chuyển nhượng bất hợp pháp… Công ty CP Đầu tư và phát triển Địa ốc Khang Gia (chủ đầu tư chung cư Khang Gia Tân Hương, phường Tân Quý) bị cho có nhiều vi phạm như: chia tầng trệt và tầng lửng thành 71 căn hộ chuyển nhượng trái phép cho người dân; tự ý tăng diện tích tầng hầm; hai tầng thương mại mới ngăn không được nghiệm thu về PCCC; tự ý câu móc điện từ đồng hồ điện hành lang thành 71 đồng hồ điện cho các căn hộ.” [Báo VnExpress, ngày 15/3/2020].

Với việc truyền thông về cảnh báo rủi ro, Sài Gòn Giải Phóng là tờ báo tích cực nhất hơn so với VnExpres và Reatimes (biểu đồ 2.15). Sài Gòn Giải Phóng có 50% bài viết dành cho nội dung cảnh báo với loạt bài viết như “Cảnh báo về “dự án ma” ở Bà Rịa - Vũng Tàu” đăng ngày 2/3/2020, “Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân” đăng ngày 15/4/2020, “Kiểm soát rủi ro khi mua nhà đất dự án” đăng ngày 6/6/2020,“Cam Lâm có nguy cơ thành “điểm nóng” bất động sản” đăng ngày 10/7/2020...

Biểu đồ 2.14: Lượng tin, bài truyền thông về các sai phạm, vụ án bất động sản trên báo điện tử SGGP được khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020.

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w