Truyền thông về quy hoạch

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1 Truyền thông về quy hoạch

So với 6 chủ đề truyền thông được khảo sát, tỷ lệ tin bài quy hoạch xếp ở mức trung bình, đứng thứ 3 với 101/600 tin,bài, chiếm 16,83%.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các tin, bài về quy hoạch trên các báo điện tử sản trên các báo điện tử được khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020

Theo biểu đồ 2.3, tỷ lệ tin, bài truyền thông về quy hoạch của 3 tờ báo khảo sát là gần bằng nhau, trong đó Reatimes có số lượng nhỉnh hơn VnExress và SGGP.

Đối với nội dung truyền thông về quy hoạch trên các báo điện tử thường tập trung vào 4 thông tin quy hoạch gồm: Quy hoạch về hạ tầng, Quy hoạch về dự án, Quy hoạch về đô thị và Tác động của quy hoạch

Biểu đồ 2.4: Thống kê các thông tin quy hoạch thường gặp trong truyền thông bất động sản trên báo điện tử khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020

Theo biểu đồ cho thấy dù có sự tương đồng về số lượng tin bài quy hoạch tuy nhiên ở mỗi báo đều có định hướng thông tin quy hoạch truyền thông về quy hoạch khác nhau. Trong đó báo điện tử VnExpress tập trung thông tin về quy hoạch hạ tầng quy hoạch đô thị và quy hoạch dự án.

Cụ thể, trên báo Vnexpress có bài viết “Gần 16 tỷ USD đầu tư mở rộng các sân bay trước năm 2030” đăng ngày 12/7/2020 của hai phóng viên Đoàn Loan - Viết Tuân chia sẻ về thông tin đầu tư cho các sân bay được quy hoạch đến năm 2030. Bài báo đã dẫn nguồn Cục Hàng không về việc hoàn tất dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến 2050. “Trong đó, giai đoạn 2020-2030, nhiều sân bay dự kiến được đầu tư mới như Long Thành, Quảng Trị, Phan Thiết, Sapa; một số sân bay được mở rộng tăng công suất như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh... Giai đoạn 2030-2050, Cục Hàng không VN đề xuất đầu tư thêm các sân bay mới như Lai Châu, Nà Sản (Sơn La), Cao Bằng, sân bay thứ hai Hà Nội và mở rộng nhiều sân bay địa phương khác để nâng công suất lên 2-3 lần hiện nay.Tổng chi phí đầu tư xây dựng sân bay toàn quốc giai đoạn 2020-2030 ước tính 365.100 tỷ đồng (tương đương 15,7 tỷ USD); giai đoạn 2030-2050 là khoảng 866.360 tỷ đồng (tương đương 37,3 tỷ USD).” [Báo điện tử VnExpress, ngày 27/12/2020].

Bài viết “Duyệt quy hoạch siêu đô thị 600.000 dân ở Hòa Lạc” đăng ngày 30//5/2020 của phóng viên Hoàng Thắng có nguồn từ quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về đô thị Hòa Lạc. Cụ thể, tác giả đã đưa thông tin về việc quy hoạch đô thị Hòa Lạc đến bạn đọc như sau: “Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đô thị Hoà Lạc sẽ thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) - với quy mô nghiên cứu 17.274 ha. Phía bắc giáp với trục Hồ Tây – Ba Vì, phía đông là sông Tích, còn phía tây và nam giáp với tỉnh Hòa Bình. Đô thị Hòa Lạc được định hướng là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước, trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề, trung tâm y tế, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng.” [Báo điện tử Vnexpress, ngày 30/05/2020].

Về quy hoạch dự án, ngày 26/2/2020 trên VnExpress có bài viết “Khu đô thị Tây Bắc TP HCM trong tương lai” của phóng viên Hà An dẫn nguồnUBND TP HCM vừa giao nhiệm vụ cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc. Theo bài báo “Khu vực này sẽ có diện tích hơn 6.000 ha, bao gồm xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn); các xã Tân An Hội, Phước Hiệp, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi). Phía Đông Bắc khu đô thị tiếp giáp quốc lộ 22, phía Tây Bắc giáp Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, phía Đông Nam giáp kênh An Hạ (Hóc Môn), phía Tây Nam giáp kênh Thầy Cai. Khu đô thị sẽ là trung tâm cấp thành phố với các chức năng: dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí. Dân số quy hoạch đến năm 2025 là 300.000 người.” [Báo điện tử VnExpress, ngày 26/2/2020].

Có thể thấy, điểm chung của các bài viết trên báo điện tử VnExpress truyền thông về quy hoạch đều có nguồn từ các nguồn tin chính thức, sau khi đưa thông tin gốc văn bản rồi mới mở rộng vấn đề. Do đó, các bài viết không bắt đầu bằng việc đặt vấn đề của bài viết mà bắt đầu bằng việc đưa tin.

Với báo Sài Gòn Giải Phóng thì ngược lại, hầu hết các bài viết về quy hoạch đều bắt đầu bằng cách đặt vấn đề, các bài viết tập trung vào khai thác tác động của quy hoạch đến bất động sản, chỉ có số ít bài viết về quy hoạch đô thị.

Ví như bài viết “Sốt đất ảo xung quanh dự án sân bay Gò Găng” đăng ngày 27/5/2020 của phóng viên Nông Ngân, bài báo không đưa thông tin về việc quy hoạch dự án sân bay Gò Găng mà bình luận sự tác động của quy hoạch này đến giá đất của khu vực. “Thời gian gần đây, giới đầu cơ bất động sản từ các tỉnh thành lân cận đổ dồn về khu vực xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu tìm mua đất sau khi có thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai dự án sân bay Gò Găng, đã khiến giá đất nơi đây tăng chóng mặt. Trong vai một người đi mua đất, tấp vào một quán giải khát có tấm bảng quảng cáo tư vấn bán đất ở đầu cầu Gò Găng, chúng tôi thấy một nhóm người đang tụm năm tụm bảy bàn tán giá cả các lô đất trên đảo. Với chiếc điện thoại có hình ảnh quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 đảo Gò Găng, một cò đất tên M. không ngừng thao thao bất

tuyệt giới thiệu cho nhóm khách về các khu đất đang được rao bán cạnh sân bay.” [Báo điện tử SGGP, đăng ngày 27/5/2020].

Hay bài viết đăng ngày 16/2/2020 với tựa đề “Chính quyền mới đồng ý cho doanh nghiệp khảo sát, cò đất đã "thổi" giá”, tác giả đã phản ánh tình trạng sốt đất khi có thông tin quy hoạch dự án của tập đoàn lớn về bất động sản. “Những ngày qua, mỗi ngày có hàng trăm người bao gồm những người “đi xem đất” và những người môi giới tụ tập tại các quán cà phê dọc QL 56 thuộc xã Bình Ba, huyện Châu Đức (BR-VT) cũng như các con đường làng thuộc xã này để giới thiệu, mua bán đất. Tình trạng này xuất hiện khi có thông tin Tập đoàn Vingroup sẽ đầu tư hai dự án “khủng” trên địa bàn này. Ngày cuối tuần, chúng tôi khảo sát một vòng được cho là “điểm nóng” của cơn sốt đất trong những ngày qua. Đó là dọc Quốc lộ 56 (bắt đầu từ Quốc lộ 1 đoạn Ngã ba Tân Phong đến Thị xã Bà Rịa), đoạn đi qua xã Bình Ba hai bên đường lác đác những người môi giới ngồi trên xe máy, trên tay cầm 1 số giấy tờ ngồi “canh me”, khi phát hiện những người đi xe qua khu vực này giảm tốc độ là họ liền chạy xe theo tiếp cận, giới thiệu.” [Báo điện tử SGGP, đăng ngày 16/2/2020].

Qua hai trích dẫn trên cho thấy, việc ưu tiên thực hiện bài viết theo hướng đặt vấn đề là đặc trưng của báo điện tử có gốc là báo in như báo SGGP. Đặc biệt, ngay cả khi đưa tin, tính chất báo in thể hiện rõ qua bài báo “Bình Phước kiến nghị cho quy hoạch 70.000ha đất để phát triển” đăng ngày 9/7/2020. Tác giả thực hiện theo hướng chùm tin có thuần thông tin hành chính. “Ngày 8-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn công tác của Quốc hội đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước về hình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng hệ thống chính trị. Tại buổi làm việc, Tỉnh ủy Bình Phước kiến nghị Quốc hội chấp thuận cho tỉnh quy hoạch 70.000ha đất (trong đó có 40.000ha đất trồng cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và 30.000ha đất trồng cao su của tỉnh) để phát triển công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng 3 khu công nghiệp Minh Hưng 3, Bắc Đồng Phú, Minh Hưng - Sikico; sớm triển khai tuyến đường cao tốc TPHCM - Chơn Thành, tuyến cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông, dự án quốc lộ 14 kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh - Long An, đường sắt Hoa Lư - Dĩ An - Thị Vải, tuyến đường kết

nối sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai); bố trí vốn cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.” [Báo điện tử SGGP, ngày 7/9/2020].

Đối với Reatimes - Tạp chí chuyên ngành về bất động sản thì truyền thông về quy hoạch có đủ 4 loại tin, bài. Trong đó truyền thông về tác động của quy hoạch đến bất động sản có lượng tin, bài nhiều nhất và truyền thông về quy hoạch hạ tầng ít nhất.

Khác với Sài Gòn Giải Phóng các bài viết về tác động của quy hoạch đến bất động sản được thực hiện khi các phóng viên đi thực tế khảo sát, lấy ý kiến phỏng vấn người dân. Các bài viết về tác động của quy hoạch trên Reatimes được khai thác từ những bình luận và phân tích của các chuyên gia về bất động sản và quy hoạch. Sự tác động ảnh của vật đến bất động sản theo hướng vĩ mô và khoa học.

Bài viết “Biến tướng quy hoạch đến từ tư duy nhiệm kỳ” đăng ngày 8/12/2020 của phóng viên Mai Linh đã phản ánh những bất cập của Luật quy hoạch qua ý kiến của TS.KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam.Luật Quy hoạch 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đã đặt ra yêu cầu thay đổi đối với những bản quy hoạch cũ. Đây là thời điểm để nhiều địa phương đánh giá lại thực trạng phát triển đô thị trong nhiều năm qua. Đồng thời, là giai đoạn để nhìn nhận lại những bất cập, hệ lụy xảy ra từ câu chuyện quy hoạch bị điều chỉnh nhiều lần, từ đó tìm ra định hướng phát triển trong tương lai. Sự thay đổi của quy hoạch cũng tác động rất lớn đến thị trường bất động sản. Trước đó, quy hoạch vùng, tỉnh đã thể hiện những ảnh hưởng nhất định đến lĩnh vực bất động sản. Điển hình như giai đoạn 2009 - 2011, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ nhờ tác động lớn từ quy hoạch. Các thông tin về quy hoạch tại một số khu vực tạo ra sốt giá đất bất động sản. Thị trường bất động sản tăng trưởng cục bộ, giá tăng cao tại một số phân khúc, tạo ra làn sóng ảo vượt ngưỡng giá trị thực tế của bất động sản. Đến hiện tại, chỉ cần thông tin quy hoạch của một số địa phương được công bố hoặc chuẩn bị công bố, nơi đó đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến và làn sóng đẩy giá đất lại gia tăng. Mới đây nhất, thông tin quy hoạch về Long Biên, Gia Lâm, Hoài Đức lên

quận khiến giá đất được thổi lên nhanh chóng. Hay trước đó, thông tin quy hoạch các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang) cũng góp phần chính trong việc tạo ra sốt ảo giá đất. [Tạp chí điện tử Reatimes, ngày 8/12/2020].

Bài viết của phóng viên An Vũ đăng ngày 16/11/2020 trên Reatimes có tiêu đề “Kiến tạo khu đô thị thông minh và đáng sống: Cuộc chơi lớn, cần đơn vị tư vấn quy hoạch có tâm và có tầm” được tác giả thực hiện dựa trên ý kiến phát biểu của các chuyên gia tại Tọa đàm “Kiến tạo khu đô thị thông minh và đáng sống - Mô hình cho Việt Nam”. Tác giả đã cho thấy việc phát triển đô thị thông minh thực sự là cuộc chơi lớn, cần những đơn vị chuyên nghiệp dẫn dắt cuộc chơi, trong đó, vai trò của những nhà tư vấn quy hoạch là vô cùng quan trọng như trích dẫn:Đưa ra minh chứng về vai trò của quy hoạch, ông Pablo Acebillo, chuyên gia cao cấp về Quy hoạch và Hạ tầng, enCity cho hay, thông qua quy hoạch thông minh, nhà đầu tư có thể sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định về đầu tư vận hành và hạ tầng phát triển liên kết với nhau đồng bộ như thế nào. Cũng chia sẻ thêm về vai trò của đơn vị tư vấn quy hoạch, ông Đỗ Viết Chiến - Tổng Giám đốc enCity nhận định: “Theo quy định tại Việt Nam, Nhà nước bỏ tiền lập quy hoạch chung, sau đó lập quy hoạch phân khu. Nhưng lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư là do doanh nghiệp. Trong việc này, không chỉ thiên về vấn đề lợi nhuận mà ở đây còn là đảm bảo hài hòa yếu tố lợi nhuận của chủ đầu tư với quyền lợi của người dân. Điều đó cho thấy một trong những bước xây dựng thành phố thông minh, khu đô thị thông minh là phải tìm được nhà tư vấn nhiều kinh nghiệm, có bản lĩnh và giỏi chuyên môn”. [Báo điện tử Reatimes, ngày 8/12/2020].

Điểm khác biệt lớn giữa Reatimes với VnExpress và SGGP là thông tin về quy hoạch dự án. Theo phân tích mẫu khảo khát, ở báo SGGP hoàn toàn không có bài báo nào đề cập đến là quy hoạch dự án, báo VnExpress có 6/32 bài. Reatimes có đến 10/36 bài báo về quy hoạch dự án, ngoài ra những bài viết này chỉ đích danh tên dự án như bài viết đăng ngày 9/11/2020 của phóng viên Viết Huy với tiêu đề “Thanh Hóa quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Yên Mỹ với diện tích 1.660ha”; bài viết đăng ngày

24/12/2020 với tiêu đề “Quảng Nam: Quy hoạch Trung tâm dịch vụ du lịch ven sông, ven biển”; bài viết “Công bố điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài” của tác giả Hoàng Anh đăng ngày 16/11/2020. Thông tin trong các bài viết thuần về quy hoạch dự án, không thêm ý kiến, phân tích hay nhận định.

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w