Thông điệp về bồi thường tái định cư

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 59 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2 Thông điệp về bồi thường tái định cư

Tái định cư là chính sách giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định. Hình thức bồi thường có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư...

So với 6 chủ đề truyền thông được khảo sát, tỷ lệ tin bài bồi thường tái định cư xếp ở mức thứ 5 với 67/600 tin,bài, chiếm 11,17%.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các tin, bài về bồi thường tái định cư trên các báo điện tử khảo sát thời gian từ tháng 1/2020-12/2020

Theo biểu đồ 2.5, tỷ lệ tin, bài truyền thông về bồi thường tái định cư của 3 tờ báo khảo sát có sự chênh lệch lớn. Báo SGGP có lượng tin, bài nhiều nhất với 46 tin bài, chiếm 69%, kế đến là Reatimes với 12 tin,bài chiếm 18% và cuối cùng là VnExpress với 9 tin bài chiếm 13%. Điều này cho thấy với nhiệm vụ báo “Đảng”, báo

SGGP đã làm tốt công tác truyền thông về việc thường tái định cư so với báo VnExpress, Reatimes.

Do 2020 là năm tập trung giải phóng mặt bằng để thực hiện siêu dự án sân bay Long Thành nên kết quả khảo sát về việc truyền thông bồi thường tái định cư trên 3 tờ báo trong thời gian từ tháng 1/2020 - tháng 12/2020 có lượng lớn tin, bài về tái định cư cho sân bay Long Thành.

Trong đó có những nhóm bài viết về việc công bố chính sách sách bồi thường tái định cư cho sân bay Long Thành và thông tin về về việc khởi công xây dựng dự án tái định cư cho sân bay Long Thành. Ngoài ra các tờ báo còn truyền thông về việc người dân bị ảnh hưởng của dự án sân bay Long Thành nhận các gói hỗ trợ đền bù tái định cư.

Cụ thể, ngày 20/4/2020 Reatimes có đăng bài viết với tiêu đề “Người dân được tính giá đất bồi thường tại dự án sân bay Long Thành như thế nào?” của phóng viên Thùy Chi. Tác giả cung cấp thông tin về việc “UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt mức giá đất bồi thường đối với diện tích hơn 3.000ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành theo 2 khu vực: Phần diện tích trước đây thuộc ranh giới các xã Suối Trầu, Cầm Đường, Bàu Cạn rộng 1.737ha và phần ranh giới các xã Long An, Long Phước, Bình Sơn rộng 1.290ha.” [Reatimes, ngày 20/4/2020].

Sau 3 ngày, ngày 23/4/2020 VnExpress có bài viết “Giá bồi thường khi thu hồi đất làm sân bay Long Thành?” được thực hiện theo hình thức tư vấn của luật sư Phạm Thanh Hữu - Đoàn luật sư TP HCM tư vấn về mức bồi thường khi thu hồi đất thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cũng trong ngày 20/4/2020, VnExpress cũng đã đăng bài viết của phóng viên Phước Tuấn với tiêu đề “Khởi công khu tái định cư dự án sân bay Long Thành”. Bài viết cũng đã nhắc lại thông tin giá bồi thường khi thu hồi đất làm sân bay Long Thành qua đoạn “Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn rộng 280 ha được khởi công sáng 20/4, dự kiến bàn giao đất cho người dân vào tháng 8 tới. Công trình nằm trong dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay quốc tế Long Thành, tổng vốn thực hiện hơn 23.000 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.” [Báo VnExpress, ngày 20/4/2020].

Cùng ngày 18/05/2020 cả hai báo VnExpress và Sài Gòn Giải Phóng đều có bài viết về về việc người dân bị ảnh hưởng của dự án sân bay Long Thành nhận tiền đền bù đợt đầu tiên.

SGGP: “17 hộ dân đầu tiên nhận 70 tỷ tiền bồi thường dự án sân bay Long Thành”.

VnExpress: “Dân dự án sân bay Long Thành nhận tiền bồi thường”.

Qua tiêu đề có thể thấy, dù cùng đưa một thông tin giống nhau nhưng báo Sài Gòn Giải Phóng tập trung vào đưa nhiều số liệu như tiền đền bù, diện tích của các đợt: “Sáng ngày 18-5, UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng dự án sân bay Long Thành. Theo đó, trong đợt này có 17 hộ dân được chi trả. Tổng số tiền bồi thường cho những hộ dân này gần 70 tỷ đồng. Đây là những hộ dân nằm trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 rộng 1.810 ha. Theo UBND huyện Long Thành, trong khu vực còn lại, có hơn 2.400 ha đất thuộc quyền quản lý của hơn 4.300 hộ gia đình, cá nhân. Hiện nay, địa phương đã thực hiện kiểm kê được hơn 480 ha đất của 654 hộ gia đình, cá nhân. Trong số này, đã chuyển UBND xã Bình Sơn xác nhận hồ sơ của 98 hộ, chuyển Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành hoàn chỉnh hồ sơ của 556 hộ dân.” [Báo SGGP, ngày 18/5/2020].

Trong khi đó đó ngoài số liệu như báo Sài Gòn Giải Phóng, báo VnExpress còn tập trung vào việc trích dẫn ý kiến trích dẫn phát biểu của người dân và nhận thông tin liên quan Thanh Hoài đền bù như tái định cư thông tin dự án quy hoạch sân bay Long Thành. “17 hộ dân đầu tiên bị giải tỏa do nằm trong dự án sân bay Long Thành đã nhận được tiền bồi thường, tổng số gần 70 tỷ đồng, sáng 18/5. "Chúng tôi đã chờ đợi việc này từ nhiều năm nay. Mức giá được đền bù thấp hơn so với giá đất thị trường, nhưng vì lợi ích chung của đất nước và địa phương nên gia đình tôi vui vẻ chấp nhận", ông Đoàn Hùng Dũng, ở xã Bình Sơn, nói sau khi làm thủ tục chuyển khoản số tiền nhận được tại trụ sở UBND huyện Long Thành. Tháng trước, UBND tỉnh cũng đã khởi công xây dựng khu tái định cư Bình Sơn - Lộc An rộng 280 ha để phục vụ cho di dời dân, nhường đất cho dự án. Dự kiến, tháng 8, 700 hộ dân di dời đầu tiên sẽ nhận mặt bằng tái định.” [Báo VnExpress, ngày 18/5/2020].

Ngoài chủ đề về tái định cư dự án, vấn đề tái định cư còn được các báo truyền thông nhiều là những bất cập trong việc xây dựng nhà tái định cư xa trung tâm, dân ít đến ở từ đó bỏ hoang lãng phí qua các bài viết như “Cà Mau: Xây dựng xong khu tái định cư nhưng dân không vào ở” đăng ngày 24/6/2020 trên báo SGGP của phóng viên Tấn Thái.

Bài báo cho thấy nguyên nhân xây khu tái định cư nhưng “Dân nói không thuận lợi” – Như theo tiếp xúc của phóng viên Tấn Thái với người dân. Ngoài ra, một hộ dân thuộc diện giải tỏa bởi dự án đường Hồ Chí Minh giải thích lý do không vào khu tái định cư: “Năm 2013, khi tôi giao mặt bằng để làm đường thì gia đình cũng có ý định nhận một nền nhà. Nhưng lúc này đường xá trong khu tái định cư xây dựng dang dở, điện nước cũng chưa có. Thêm nữa, tại khu tái định cư này xa trung tâm, không thuận lợi cho việc buôn bán nên tôi quyết định mua đất bên ngoài cất nhà ở.” [Báo SGGP, ngày 24/6/2020].

Cùng lý do trên, ngày 12/9/2020 bài viết “Gần 10.000 căn hộ bỏ trống ở Sài Gòn” của hai phóng viên Hà An - Hữu Công cũng chỉ ra những bất cập: “Lên nơi ở mới rộng 40 m2, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, chồng bà phải nghỉ việc bảo vệ gắn bó hơn 10 năm ở một ngân hàng. Bà Hạnh cũng mất luôn công việc may gia công cho các công ty gần nhà cũ. Nơi ở mới không người thân thích, công việc không có khiến hai vợ chồng bơ vơ hơn tháng trời với suy nghĩ làm gì để lấp vào khoản thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng. "Ở đây vắng vẻ, ít người quá nên muốn kinh doanh hay xin việc đều khó", bà Hạnh nhớ lại. Tìm hiểu xung quanh, thấy gần nhà có trường học, vợ chồng bà bảo nhau làm đồ ăn bán cho học sinh mỗi buổi sáng. Chiếc xe đẩy bán xôi, nước sâm của vợ chồng bà trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình với mỗi ngày kiếm được non 200.000 đồng. Có được kế mưu sinh, nhưng vừa ở trong căn hộ chưa đầy 2 năm, vợ chồng bà Hạnh lại bận lòng với nỗi lo nhà xuống cấp. Nhiều mảng tường, nền nhà bong tróc, nứt nẻ. Mỗi khi nhà phía trên xả nước là ở các góc tường, trần nhà bà thấm đẫm nước, nhỏ xuống nền, không có cách nào khắc phục. Bà Hạnh nhiều lần kiến nghị sửa chữa nhưng chưa được đáp ứng.” [VnExpress, ngày 12/9/2020].

Cái vòng luẩn quẩn của việc xây-không thể ở-xuống cấp-không dám ở cứ mãi tiếp diễn như phóng sự ảnh của phóng viên Quốc Phú qua bài viết “Xuống cấp, nhếch nhác khu nhà ở tái định cư” trên Reatimes.

Hình 2.1: Khu tái định cư A1 KĐT Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) nền gạch, bê tông nứt toác từng mảng, những vết nứt lớn xuất hiện xung quanh tòa nhà. Thậm chí, toàn

bộ tầng 1 vốn là khu vực kinh doanh của tòa nhà phải quây tôn bao quanh vì mất an toàn. [Trích phóng sự ảnh bài viết “Xuống cấp, nhếch nhác khu nhà ở tái định cư”

đăng ngày 30/7/2020].

Có tính chất là truyền thông tuyên truyền nên với gốc là báo Đảng đi phương, báo Sài Gòn Giải Phóng đã có những bài viết chuyên biệt về chính sách tái định cư tác động đến người dân như bài viết “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng có lợi cho dân” đăng ngày 30/3/2020 của phóng viên Phan Lê đã đưa thông tin có lợi cho dân qua “Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TPHCM (ban hành theo Quyết định số 28/2018 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) mà UBND TP vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 28-3-2020. Trường hợp có sự chênh lệch giá trị bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có trong Quyết

định 66/2012 với suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình do Bộ Xây dựng ban hành thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xem xét, quyết định mức giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có lợi cho người dân.” [Báo SGGP, ngày 30/3/2020].

Hay những bài viết mang tính cục bộ cho địa phương như bàiTPHCM được thí điểm cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư” đăng ngày 18/3/2020 của phóng viên Quốc Hùng với thông tin “Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP cho phép UBND TPHCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP.” [Báo SGGP, ngày 18/3/2020].

Một phần của tài liệu 1. Nguyễn Đăng Thy-Luận văn Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w