Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 27 - 30)

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học là luận án tiến sĩ của các nhà khoa học Việt Nam và Lào, căn cứ vào câu hỏi và giả thuyết khoa học của luận án. Luận án cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau đây:

- Về cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. Luận án phải bám sát yêu cầu nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động trong lĩnh vực thương mại và bám sát địa bàn nghiên cứu là CHDCND Lào. Kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trực tiếp về quản lý nhà nước bằng pháp luật chỉ là hình mẫu, gợi ý, nghiên cứu sinh cần phát triển thêm bảo đảm đầy đủ hơn, chính xác hơn về đặc điểm, vai trò, nội dung, các

điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là lĩnh vực có đặc điểm khác với các lĩnh vực mà các luận án tiến sĩ đã nghiên cứu.

Luận án cũng cần khái quát kinh nghiệm của Việt Nam trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại và các giá trị có thể tham khảo cho CHDCND Lào. Việt Nam phát triển sớm kinh tế thị trường và có các hoạt động thương mại phong phú, sôi động hơn CHDCND Lào, tuy nhiên hai nước lại có nhiều điểm tương đồng, có tình hữu nghị đặc biệt, chắc chắn là kinh nghiệm của Việt Nam rất có giá trị trong vận dụng vào quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Vấn đề này được tiếp cận dưới góc độ các kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Khi đánh giá kết quả, hạn chế luận án cần bám sát lý luận về nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào.

- Phân tích yêu cầu khách quan, đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Các quan điểm, giải pháp phải phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại ở CHDCND Lào, bảo đảm cụ thể, khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về CHDCND Lào đã được các học giả trong và ngoài nước rất quan tâm với nhiều hướng nghiên cứu, nhưng chủ yếu tập trung vào lịch sử phát triển đất nước Lào và một số khía cạnh khác nhau trong đời sống kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của Lào. Đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp

luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào” hầu như chưa được đề cập một cách cụ thể, có hệ thống qua bất kỳ tài liệu nào. Vì vậy, nguồn tài liệu phong phú mà tác giả có thể tiếp cận trên một số phương diện: Về sự phát triển kinh tế của Lào, quản lý nhà nước đối với thương mại v.v. là vô cùng quan trọng, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, hệ thống hóa, chọn lọc và xử lý để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Luận án sẽ là công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại của Lào. Có thể nói rằng, trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào; đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào.

Chương 2

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w