Bảo đảm hoạt động thương mại được thực hiện theo các quy định thống nhất, công bằng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể hoạt động kinh

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 40 - 42)

định thống nhất, công bằng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể hoạt động kinh doanh, cùng hướng đến thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Thương mại là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc dân, tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng thương mại có vai trò quan trọng trong thực hiện quá trình sản xuất mở rộng của nền kinh tế quốc dân, gắn lưu thông hàng hóa với sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu dùng. Điều 205 - Luật Doanh nghiệp Lào xác định:

Chính phủ tập trung hóa việc quản lý sự thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bằng cách ủy quyền cho cơ quan trong ngành thương mại, phối hợp với các cơ quan ngành liên quan, làm cơ quan đầu mối, trừ trường hợp đăng ký và quản lý doanh nghiệp quy định trong Luật Xúc tiến Đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ quan trong ngành thương mại gồm:

1. Bộ Thương mại;

2. Sở Thương mại các tỉnh;

3. Phòng Thương mại các quận, huyện, thành phố [169].

Như vậy, Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý các khách thể tham gia hoạt động thương mại bằng hệ thống pháp luật nhằm tạo sự công bằng cho mỗi doanh nghiệp, cá nhân và nâng cao vai trò “nhạc trưởng” của nhà nước trong xã hội. Thương mại là đối tượng quản lý của nhà nước bảo đảm được quản lý thống nhất, bảo đảm công bằng và lợi ích của các chủ thể hoạt động thương mại yêu cầu đó, xuất phát từ các lý do cụ thể đặc thù sau:

Thứ nhất, thương mại là một khâu của quá trình tái sản xuất. Từ đó, nắm khâu này Nhà nước sẽ chi phối được cả sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng hóa, trước khi đi vào tiêu dùng hàng hóa phải qua khâu phân phối, lưu thông. Phân phối, lưu thông như cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Khâu trung gian này trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế.

Thứ hai, thương mại là một bộ phận trong ngành kinh tế quốc dân, do đó Nhà nước phải quản lý như đối với các ngành khác. Một nguyên tắc quan trọng của quản lý kinh tế là quản lý theo ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Đặc điểm thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hóa cao mà mỗi doanh nhân không thể tự xử lý các vấn đề một cách tất yếu. Thương mại là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.

Thứ ba, trong hoạt động thương mại thường xuyên xuất hiện vi phạm luật hoặc lợi dụng “kẽ hở” của các quy định pháp luật. Nhà nước phải quản lý để chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc. Vì lợi ích kinh tế nên hoạt động thương mại tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia thị trường. Chính vì vậy, trong xã hội chỉ có nhà nước mới đủ thẩm quyền để giải quyết các mâu thuẫn đó. Mặt khác thương mại còn là sự phân công lao động trên quy mô toàn xã hội trong một quốc gia, đòi hỏi có lực lượng thay mặt xã hội để điều tiết - lực lượng đó chính là nhà nước.

Thứ tư, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới nên nhờ đó thương mại quốc tế phát triển, đặc biệt trong thời đại ngày nay tính chất xã hội hóa trong hoạt động thương mại càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu thể hiện ở các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nhà nước quản lý thương mại quốc tế phải đúng hướng và bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, cá nhân và tạo lập môi trường cho giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế.

Thứ năm, trong lĩnh vực hoạt động thương mại có nhiều thành phần thương mại tham gia, trong đó có các doanh nghiệp thương mại của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn và đảm nhiệm những hoạt động dịch vụ thuộc diện chính sách xã hội (không sinh lời) mà các doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia. Mặt khác, trong lĩnh vực thương mại có những hoạt động mà doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có những vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

Như vậy, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế, bảo đảm công bằng và lợi ích của các chủ thể kinh tế, cùng hướng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w