Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại từ khi có Luật Kinh doanh

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 100 - 106)

3. Các nước phần còn lại của 162.916,64 1,62 74,15 thế giới (Rest of the world)

3.2.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại từ khi có Luật Kinh doanh

Luật Kinh doanh

Pháp luật Kinh doanh đi vào cuộc sống, góp phần quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức và cá nhân khi tham gia hoạt động thương mại. Trên cơ sở Luật Kinh doanh, nhà nước ban hành nhiều chính sách, quyết định quan trọng cụ thể theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hóa, mở rộng quyền của mọi tổ chức kinh tế và công dân được đăng ký kinh doanh thương mại dịch vụ; nhà nước bảo hộ các quyền kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện bình đẳng trong vay vốn, mở tài khoản tại ngân hàng và thuê mướn lao động.

Sau năm 1994, Nhà nước Lào triển khai nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào toàn quốc lần thứ IV và lần thứ V, dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, trong đó chủ yếu là xây dựng pháp luật về kinh tế. Đứng trước những thay đổi lớn của nền kinh tế, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân xuất hiện ngày càng đông. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong tình hình mới, ngày 18-07-1994, Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã thông qua cùng lúc hai đạo luật là Luật Kinh doanh, Luật Phá sản của Doanh nghiệp. Đây là các đạo luật đầu tiên tại Lào có ghi nhận vấn đề thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong một chế định pháp luật. So với các quy định trước, chế định về đăng ký kinh doanh trong các luật trên có sự tiến bộ hơn và thể hiện sự hoàn thiện nhất định. Trong Luật Kinh doanh năm 1994, vấn đề đăng ký kinh doanh (ĐKKD), thành lập doanh nghiệp

được quy định rõ ràng, đầy đủ về vấn đề tổ chức quản lý của cơ quan ĐKKD, thành lập doanh nghiệp, về điều kiện và thủ tục ĐKKD cho doanh nghiệp.

Theo tinh thần của Luật Kinh doanh năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này thì sau khi đã làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp, để được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh, các chủ doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục ĐKKD tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ sau khi đã đăng ký và được cơ quan này chấp thuận thì doanh nghiệp mới được nhà nước chính thức công nhận sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường, chính thức phát sinh các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Trong thời kỳ 1986-1993, Luật quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp thuộc về Trọng tài kinh tế tỉnh trực thuộc Trung ương. Sau khi Luật Kinh doanh được ra đời năm 1994, việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD được giao Sở Thương mại tỉnh trực thuộc Trung ương đảm nhiệm.

Luật Kinh doanh năm 1994 quy định thủ tục ĐKKD được tiến hành trong thời gian 60 ngày đối với DNTN, 180 ngày đối với công ty TNHH và một năm đối với công ty cổ phần kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập. Luật quy định khoảng thời gian kéo dài giữa giấy phép thành lập và giấy ĐKKD vì giai đoạn xin thành lập doanh nghiệp thực chất là để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra hồ sơ thành lập. Trường hợp đã đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì sở thương mại các tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép là cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, nhà nước mới dừng ở việc cho phép doanh nghiệp thành lập về mặt tổ chức. Sau khi đã được chấp nhận cho phép thành lập thì doanh nghiệp tiến hành các hoạt động chuẩn bị để đi vào kinh doanh. Pháp luật dự trù cho doanh nghiệp khoảng thời gian chuẩn bị có tính đến từng loại hình doanh nghiệp với tính chất, mức độ phức tạp của nó. Công ty cổ phần phức tạp hơn công ty TNHH về tổ chức, số lượng thành viên nhiều, cách thức góp vốn đặc biệt (góp vốn hoặc huy động vốn bằng chứng khoán) v.v nên thời gian này là một năm (365 ngày), trong khi công ty TNHH chỉ là 180 ngày, DNTN do chủ

doanh nghiệp là người thành lập có thể chủ động quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp nên thời hạn chỉ là 60 ngày. Quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa ĐKKD thì giấy phép thành lập không còn giá trị, nếu muốn tiếp tục thành lập doanh nghiệp phải làm lại thủ tục thành lập và ĐKKD. Nếu thời gian chuẩn bị không kịp thời hạn luật định, có lý do chính đáng, Ngành thương mại đã cấp giấy phép thành lập có thể gia hạn giấy phép nhưng không quá 90 ngày đối với công ty và 30 ngày đối với DNTN.

Để được xem xét, cấp ĐKKD, người thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện Luật định trong một bộ hồ sơ. Hồ sơ phải được gửi tới Sở thương mại tỉnh bao gồm:

 Giấy phép thành lập doanh nghiệp  Điều lệ (đối với công ty)

 Giấy tờ chứng thực trụ sở giao dịch của công ty  Giấy tờ chứng thực về vốn (đối với DNTN)

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ ĐKKD và được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Kể từ thời điểm đó, công ty có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân bắt được hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dung quy định nhằm công khai hóa về sự ra đời và hoạt động của công ty trên thương trường.

Thông qua Luật Kinh doanh năm 1994 và Luật Khuyến khích Đầu tư nước ngoài năm 1988, pháp luật về thành lập và ĐKKD của doanh nghiệp đã có sự hoàn thiện nhất định. So với giai đoạn trước, ở thời kỳ này, nội dung, mục đích của ĐKKD đã thể thiện rõ, quy trình thành lập, ĐKKD được phân cấp cụ thể cho các cơ quan chức năng. Pháp luật quy định một quy trình thành lập và ĐKKD khá chặt chẽ, trong đó đối với những ngành nghề quan trọng, việc quyết định cấp hay không cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp phải trên cơ sở ý kiến đánh giá của nhiều cơ quan có liên quan. Sau khi được thành lập, không có sự phân biệt về hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp, các

doanh nghiệp, đều phải làm thủ tục ĐKKD. Điều đó cho thấy rằng, công tác ĐKKD ở Lào đã đi vào quy củ, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Từ đây, mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh có thể xin phép cơ quan có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp và ĐKKD. Kinh tế tư nhân không những không bị hạn chế như trước mà Nhà nước đã ghi nhận và bảo hộ quyền kinh doanh của họ bằng pháp luật. DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần đều có quy chế ra đời và hoạt động rõ ràng. Bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn áp dụng luật kiểm nghiệm cho thấy các quy định pháp luật về ĐKKD, thành lập doanh nghiệp vẫn còn những khiếm khuyết và trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước và cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này phản ánh rõ trong chế định ĐKKD, thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp, những đạo luật có giá trị áp dụng phổ biến nhất cho các loại hình doanh nghiệp.

Thực hiện theo Luật Kinh doanh năm 1994 thì thủ tục ĐKKD được thực hiện đơn giản sau một thủ tục rườm rà trong quá trình thành lập, vì thế để có được chứng nhận ĐKKD, nhà đầu tư phải trải qua một quá trình phức tạp và lâu dài, trung bình khoảng 90 ngày và tốn kém. Các quy định cụ thể các ngành, các địa phương về thành lập và ĐKKD quá phiền hà. Ngành nào, địa phương nào cũng có thể ban hành các quy định riêng quy định trái Luật, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài việc đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, trong đơn xin phép thành lập doanh nghiệp còn phải kèm theo phương án kinh doanh ban đầu. Đây là điều bất hợp lý, nhà đầu tư bỏ tiền ra để kinh doanh, tức là đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Do đó, nhà đầu tư chính là người quan tâm nhất đến kế hoạch kinh doanh và chỉ khi dự tính việc kinh doanh mang lại lợi thuận thì họ mới đầu tư. Chính nhà đầu tư là người có đầy đủ thông tin nhất để đánh giá về kế hoạch kinh doanh của họ là người chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh chứ không phải nhà nước. Vì vậy, yêu cầu này đã không phát huy tác dụng trong thực tiễn quản lý Nhà nước, có thể làm lộ bí mật của nhà đầu tư, đồng thời gây tốn kém và tạo dư địa cho một số cán bộ Nhà nước “sách

nhiễu”, yêu cầu bổ sung sửa đổi hoặc từ chối chấp nhận vô căn cứ. Việc quy định về trình độ chuyên môn của chủ thể không rõ ràng cũng đã tạo ra sự tùy tiện trong việc từ chối cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể doanh nghiệp có những thay đổi về quy mô, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp… nhưng do pháp luật không quy định phải khai báo và khai báo tại đâu, vì thế hoặc là sự thay đổi của doanh nghiệp không được khai báo hoặc doanh nghiệp muốn khai báo lại không biết sẽ phải làm gì. Điều đó đã gây ra thực tế nhiều doanh nghiệp hoạt động không đúng với đăng ký ban đầu như hoạt động với vốn thấp hơn vốn điều lệ, vốn pháp định, kinh doanh những ngành nghề không ĐKKD, mở rộng kinh doanh không đăng ký. Với việc quy định chỉ ĐKKD tại thời điểm thành lập doanh nghiệp thì không thể đáp ứng được mục đích quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước qua hoạt động ĐKKD vì thực tế trong quá trình kinh doanh, vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp có thể thu hẹp hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Điều này, đòi hỏi nhà nước quy định doanh nghiệp phải có đăng ký ban đầu và đăng ký định kỳ mới đảm bảo quyền tư do kinh doanh của doanh nghiệp và giúp cho nhà nước nắm bắt được các diễn biến của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, phục vụ kịp thời các yêu cầu của Nhà nước về điều hành nền kinh tế.

Bước sang thế kỷ XXI, Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị định, quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thương mại (Bộ Công thương) nhằm tổ chức lại công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, chống gian lận thương mại. Pháp luật Nhà nước Lào đã thể hiện chính sách tự do lưu thông theo pháp luật của các thành phần kinh tế. Những bước phát triển của chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Lào đã được ban hành và thực thi như sau:

+ Nghị định số 205/TT ngày 11-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu”.

+ Nghị định số 206/TT ngày 10-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Kinh doanh thương mại trong nước”.

+ Quy định số 0834/BTM ngày 13-07-2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Hiệp hội kinh doanh thương mại”.

+ Nghị định số 02/TT ngày 21-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về đầu tư xây dựng “Đặc khu kinh tế Savẳn - Sênô” - Tỉnh Savannakhet - Mụcđahản (Thái Lan).

+ Nghị định số 25/TT ngày 25-03-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới Đensavẳn (Lào) - Lao Bảo (Quảng Trị - Việt Nam)”.

+ Nghị định số 162/TT ngày 08-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới Boten (Luông Nậm Thà) - Mo han (Vân Nam - Trung Quốc).

Đối với chính sách thị trường nội địa, Chính phủ Lào thực hiện chính sách thương mại nhất quán: Một thị trường thống nhất và ổn định trong cả nước, các chủ thể kinh doanh chủ động và tự do kinh doanh lưu thông trên thị trường như: Quy định số 0755/BTM ngày 20-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Tổ chức và quản lý thị trường”. Nhà nước Lào xóa bỏ chế độ quản lý thị trường theo đơn vị hành chính, đánh dấu sự chấm dứt tình trạng “cấm chợ, ngăn sông” làm cho hàng hóa thông suốt và thuận lợi. Qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, từng bước tăng các mặt hàng xuất khẩu. Đây là điều kiện tồn tại của Lào khi tham gia thương mại quốc tế, có thể nói, “tổ chức và quản lý thị trường” là “khâu then chốt” để đánh giá lợi thế so sánh tương đối của đất nước trong xu thế cạnh tranh khốc liệt.

Như vậy, mặc dù được quy định khá rõ ràng và đầy đủ, nhưng chế định pháp luật về ĐKKD, thành lập doanh nghiệp trong thời kỳ này còn có nhiều nội dung chưa đảm bảo quyền tự do thành lập doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh mà bất cứ một nhà nước nào khi thừa nhận nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng đều phải tôn trọng, bên cạnh đó pháp luật còn thiếu tính chặt chẽ, cản trở quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước đối doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w