Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 71 - 73)

Trong quá trình phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình, Thái Lan nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói riêng, đã và đang áp dụng nhiều hình thức để tạo cơ sở mở rộng, chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính trong khu vực và trên thế giới. Trong các hình thức tạo cơ sở cho phát triển thị trường xuất khẩu có thể kể tới một trong những biện pháp chính đang sử dụng như sau:

Một là, coi trọng trợ cấp theo qui định của URAA (Hiệp định nông nghiệp):

Trong tiến trình thực hiện từng bước tự do hóa thương mại hàng hóa, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước, đặc biệt là trợ cấp theo “hộp xanh lơ” theo qui định của URAA, mức trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa này có xu hướng tăng lên theo cách năm. Đây là một biện pháp hiệu quả mà chính phủ Thái Lan áp dụng để tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của mình trên thị trường quốc tế.

Hai là, tích cực tham gia vào các vòng đàm phán quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới:

Với vai trò là nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới, Thái Lan rất tích cực tham gia vào vòng đàm phán Urugoay về lĩnh vực nông nghiệp bởi URAA có lợi với Thái Lan. Ngay sau vòng đàm phán này, năm 1996 một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan ước tính rằng Thái Lan đã thu được một khoản lợi tức ròng lớn đạt khoảng 482 triệu USD do tăng trưởng kim ngạch hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Một nghiên cứu khác của Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan cũng cho rằng dù sản xuất và xuất khẩu gạo có giảm chút ít, nhưng một số loại hàng hóa khác như thịt gia cầm, rau quả, sữa của nước này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong tương lai gần.

Ba là, hỗ trợ mạnh cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp:

Chính phủ Thái Lan có chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rất mạnh, thể hiện qua hình thức hợp đồng “Chính phủ với chính phủ” được ký kết giữa Thái Lan và các nước, đặc biệt là đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là lúa gạo và cao su.

Năm 1994, khi giá gạo ở Thái Lan giảm, Chính phủ đã lập tức áp dụng các biện pháp hỗ trợ thị trường gạo trong nước, thiết lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo, tuy nhiên công tác trợ cấp này đã tạm dừng vào tháng 01-1993. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng chủ động tăng cường công tác đàm phán với Nga và Indônêxia để ký hợp đồng xuất khẩu gạo tới hai quốc gia có nhu cầu gạo lớn này. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn xây dựng nhà máy xay xát gạo tại Brunei nhằm xuất khẩu gạo trực tiếp sang quốc gia này.

Thêm vào đó, Chính phủ Thái Lan còn dành một khoản ngân sách lớn để phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, tiếp thị, xây dựng chợ hàng hóa tại các thị trường tiêu thụ lớn. Trên cơ sở đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh đất nước Thái Lan nói chung và hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan tới các quốc gia trên thế giới.

Bốn là, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại:

Suy nghĩ của người dân Thái Lan đã thay đổi, giờ đây họ trồng lúa không chỉ để ăn mà để xuất khẩu. Tại Hội chợ gạo 2007, Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, “Thái Lan sẽ đẩy mạnh công nghệ ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết kinh nghiệm truyền thống để ổn định sản lượng. Có thể nói, chính việc đầu tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan hưởng lợi nhiều từ chính sách khuyến khích của Chính phủ trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được tạo ra với số lượng lớn, đi kèm với đó là chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, nâng cao. Điều này là một thuận lợi vô cùng to lớn không chỉ tạo cơ sở nền tảng cho tăng tiêu dùng trong nước, mà là một yếu tố quan trọng hỗ trợ và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w