Tình hình phát triển xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế của Lào

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 91 - 94)

10 Khách sạn và nhà hàng 43 93.893,47 11Ngân hang, Bảo hiểm4118.483,

3.1.3.2. Tình hình phát triển xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế của Lào

của Lào

Trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào thể hiện sự nhất quán, vì một mục đích chung là hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển, luôn kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, nhưng vẫn đảm bảo kết hợp hài hòa với những lợi ích quốc tế chân chính.

Do hoàn cảnh địa lý đặc biệt, không mấy thuận lợi về giao lưu thương mại (không có biển và đường biên giới chủ yếu là núi cao), kinh tế còn nặng về tự cung - tự cấp, Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt chú ý đến quan hệ chính trị, an ninh và quan hệ kinh tế đối với các nước láng giềng. Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chung trong việc hợp tác, hữu nghị với các nước, Lào còn đặc biệt chú trọng tới quan hệ khu vực, đặc biệt chú ý tới đặc thù riêng với từng nước. Tính tế nhị và nhạy cảm trong quan hệ chính trị - an ninh cũng được vận dụng vào trong các quan hệ thương mại với các quốc gia, trước hết và đặc biệt với các nước lân cận, láng giềng.

Chính sách thương mại của Lào, trực tiếp là vì lợi ích kinh tế nhưng có quan hệ hữu cơ với chính trị, và quan hệ thương mại phát triển lại là cơ sở để ổn định và phát triển đất nước. Với chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo, CHDCND Lào đã tích cực tham gia phân công và hợp tác kinh tế - thương mại có hiệu quả đối với các nước trong khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Campuchia.

Đảng và Nhà nước Lào coi việc phát triển các mối quan hệ kinh tế thương mại là một nội dung quan trọng, chủ yếu của đường lối phát triển kinh tế đối ngoại. Mặc dù tình hình phát triển nội thương của CHDCND Lào còn thấp, tuy nhiên bên cạnh đó nền ngoại thương Lào trong những năm đổi mới

kinh tế của đất nước đã có những tiến bộ rõ nét, có ảnh hưởng rất to lớn đối với nền kinh tế và chính trị - xã hội.

Sự phát triển của xuất - nhập khẩu Lào giai đoạn 2011 - 2016 được phản ánh khái quát ở bảng sau:

Bảng 3.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2011 - 2016

Đơn vị: Triệu USD

Nội dung Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số USD 4.301,11 4.322,20 4.462,05 5.865,07 7.833,79 8.090,63 Lượng tăng USD 841,21 21,09 139,85 582,04 1.968,72 256,84

Tốc độ tăng % 24,31 0,49 3,23 33,44 33,56 3,27

Nguồn: [143].

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và do nội lực kinh tế của CHDCND Lào còn yếu kém nên từ năm 1995 đến nay xuất khẩu giảm dần và năm 2000 so với năm 1995, giảm 103,6 triệu USD, tức giảm 29,7%. Điều đó dẫn đến khó khăn cho nhập khẩu, và nhập khẩu cũng giảm từ 587 triệu USD năm 1995 xuống 399,6 triệu USD vào năm 2000, giảm 187,4 triệu USD, tức giảm 31,92%. Điều này gây ra một phản ứng dây chuyền là giảm thu nhập ngân sách, giảm tiêu dùng, gây khó khăn trong cả việc đầu tư xây dựng.

Về cơ cấu xuất khẩu của Lào trong giai đoạn 2011-2016 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng khoáng sản tăng mạnh từ 1.079,12 triệu USD năm 2011 lên 1.218,97 triệu USD năm 2016; tỷ trọng nhóm hàng nông sản tăng từ 137.04 triệu USD năm 2011 lên 584,98 triệu USD năm 2016; tỷ trọng sản xuất công nghiệp - thủ công tăng từ 262,67 triệu USD năm 2011 lên 610,07 triệu USD năm 2016 và các nhóm khác cũng tăng mạnh.

Mặc dù với điều kiện có các lợi thế nguồn lực tự nhiên và nguồn lao động nhân công thấp nhưng đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh

ngày càng gay gắt. Nếu cơ cấu hàng xuất khẩu không thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn thì sẽ dẫn tới việc hạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Bảng 3.9: Cơ cấu xuất khẩu của Lào giai đoạn 2011-2016 phân theo nhóm hàng

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nhóm Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ KN trọng KN trọng KN trọng KN trọng KN trọng KN trọng hàng (%) (%) (%) (%) (%) (%) Khoáng 1.079,12 55,04 1.273,37 54,61 1.464,38 56,34 1.684,03 57,53 1.208,73 35,28 1.218,97 29,87 sản Công nghiệp - 262,67 13,40 309,59 13,28 356,03 13,70 409,43 13,99 712,19 20,79 610,07 14,95 Thủ công Năng lượng 178,42 9,10 210,54 210,54 242,12 9,32 278,44 9,51 495,55 14,46 775,44 19,00 điện Nông sản 137,04 6,99 161,71 6,93 167,37 6,44 173,23 5,92 339,99 9,92 584,98 14,33 Gỗ và sản 51,29 2,62 60,52 2,60 62,64 2,41 64,83 2,21 101,94 2,98 39,39 0,97 phẩm gỗ Kim 1,02 0,05 20,08 0,86 - - - - - - - - cương Lâm sản 3,26 0,17 3,85 0,17 3,98 0,15 4,12 0,14 - - - - Hàng 247,67 12,63 292,26 12,53 302,49 11,64 313,08 10,70 567,57 16,57 852,74 20,89 khác Tổng 1.960,49 100 2.331,92 100 2.599,01 100 2.927,16 100 3.425,97 100 4.081,59 100 Nguồn: [143].

Tính đến năm 2015, thị trường xuất khẩu của Lào đã được mở rộng đến 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trước năm 2000, thị trường xuất khẩu của Lào còn khá hẹp, chủ yếu là tại một số nước ở khu vực ASEAN, thì từ năm 2000 đến nay, thị trường này đã được mở rộng và đa dạng hóa cùng với chính sách hướng tới xuất khẩu, mở rộng thiết lập các quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

Bảng 3.10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của Lào giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Nghìn USD

Thị trường Giai đoạn năm 2011 - 2015

Kim ngạch Tỷ trọng % Tăng bình quân % 1. Các nước trong ASEAN 5.632.400,66 56,28 117.85

(Intra-ASEAN) Brunei 73,60 0,00 320,00 Cambudia 37.963,17 0,38 6.147,88 Indonesia 18.170,08 0,18 439,10 Malaysia 6.684,94 0,07 130,57 Myanmar 4.868,51 0,05 195,33 Philippines 10.207,68 0,10 1.486,92 Singapore 4.077,31 0,04 116,36 Thái Lan 4.249.100,05 42,46 109,47 Việt Nam 1.301.255,32 13,00 147,64

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w