Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý thương mại của Lào hiện nay

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 147 - 151)

3. Các nước phần còn lại của 162.916,64 1,62 74,15 thế giới (Rest of the world)

4.3.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý thương mại của Lào hiện nay

lý thương mại của Lào hiện nay

Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại Lào hiện nay đã có nhiều tiến bộ hơn trước. Tuy nhiên có những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao của ngành còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp và trình độ chuyên môn, luật pháp quốc tế và ngoại ngữ kém, thiếu

kinh nghiệm quản lý tiên tiến, còn đội ngũ cán bộ chuyên viên, chuyên gia vừa hạn chế về trình độ vừa thiếu trách nhiệm, một bộ phận bị tha hóa về đạo đức dẫn đến tham nhũng, thiếu trong sạch. Nhìn chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại của Lào hiện nay: “thiếu trong thừa”, dẫn đến hệ quả “bộ máy quản lý nhà nước kém hiệu quả”. Do đó, Chính phủ phải nhanh chóng tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong, lề lối làm việc khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với đào tạo cán bộ hoạt động thương mại

- Căn cứ để xây dựng quy hoạch đào tạo:

+ Căn cứ phương hướng chiến lược phát triển thương mại từ năm 2015 đến 2025 đặc biệt là căn cứ vai trò, chức năng nghiệp vụ mới về quản lý nhà nước (tầm vĩ mô) về thương mại trong thời gian tới phù hợp với tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế.

+ Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào trong toàn ngành thương mại từ Trung ương đến địa phương cũng như nhu cầu của các đơn vị doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trước mắt và lâu dài.

+ Căn cứ vào khả năng và điều kiện của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nước và sự hợp tác, giúp đỡ của bên ngoài. Đó là những điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục và khả năng đầu tư ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại phù hợp với quốc tế.

+ Tiến hành khảo sát, nghiên cứu để đánh giá đúng đắn những mặt mạnh, những điểm yếu kém của đội ngũ cán bộ để tiến hành quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.

+ Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn ngành thương mại hiện nay và những năm tới phải đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ của từng cấp, từng đơn vị. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bao gồm mục tiêu trong nước và mục tiêu đào tạo cán bộ ở nước ngoài.

+ Xác định rõ cơ cấu đội ngũ về chuyên môn của từng cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ. Về cơ cấu độ tuổi cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp các độ tuổi khác nhau, đảm bảo tính kế thừa liên tục của đội ngũ cán bộ. Mặt khác, trong quy hoạch còn phải tính đến cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữa, con em gia đình cách mạng, con em cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào v.v.., điều này thể hiện cơ cấu giai tầng xã hội, dân tộc và giới tính, tránh tình trạng coi nhẹ mặt này và tuyệt đối hóa mặt kia.

+ Tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch phải xác định đúng tiêu chuẩn. Bởi vì đây là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ.

- Quy hoạch về đối tượng cần được đưa vào đào tạo, bồi dưỡng:

+ Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế phải xác định được nguồn cán bộ đưa vào đào tạo, bồi dưỡng. Mỗi cấp, mỗi ngành phải tạo nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch, bồi dưỡng.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải có cơ quan chuyên môn về quản lý giáo dục đào tạo tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học theo sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và phải được phê duyệt để đảm bảo giá trị pháp lý trong khi thực thi quy hoạch. Vì vậy, phải đầu tư thành lập trường Đại học thương mại Lào.

Thứ hai, tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ

Song song với việc đào tạo trong nước, Chính phủ Lào phải tranh thủ và tăng cường sự hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo cán bộ lĩnh vực thương mại. Như vậy, mới có thể tiếp thu kiến thức mới về khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý hiện đại của thế giới áp dụng vào CHDCND Lào. Hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ phải đa dạng,dưới nhiều hình thức khác

nhau. Chủ yếu là phải tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước để gửi cán bộ cấp vụ, cục, sở và chuyên viên cao cấp của ngành sang học tập, nghiên cứu tại các nước phát triển theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan v.v., theo hệ đào tạo dài hạn chính quy từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ để xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ kế cận sau này.

Thứ ba, đầu tư xây dựng trường Đại học thương mại Lào chính quy

Trường Đại học thương mại có vị trí quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao những kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn ngành theo mục đích, yêu cầu sử dụng cán bộ, góp phần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại của Đảng và Nhà nước Lào. Qua đó, đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ của các cơ quan quản lý vĩ mô và nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Thứ tư, ban hành chính sách và chế độ đào tạo của trường đại học thương mại Lào

Để tránh tình trạng coi nhẹ chất lượng bồi dưỡng, nội dung giảng dạy cần phải có quy chế quản lý về mặt nhà nước đối với trường, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện tốt. Chính sách, chế độ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là giải pháp thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ đó, có chính sách động viên, khuyến khích hoặc bắt buộc ở chừng mực nhất định đối với các đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách chế độ đối với cán bộ làm công tác đào tạo bồi dưỡng.

Có thể nói rằng, trong quá trình đổi mới Nhà nước Lào nhận thức rõ “con người” là yếu tố quyết định sự thành công và đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trong đó, đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách đàm phán quốc tế về năng lực, trình độ am hiểu pháp luật quốc tế, tình hình trong nước và trình độ ngoại ngữ cần phải được tăng cường để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w