3. Các nước phần còn lại của 162.916,64 1,62 74,15 thế giới (Rest of the world)
4.3.2.5. Tăng cường các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động thương mại; xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp
toán hoạt động thương mại; xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại
Trong cơ chế thị trường hoạt động thương mại rất dễ có vi phạm pháp luật và lệch lạc bởi vì một phần do chủ trương, chính sách chưa hoàn thiện lại hay thay đổi, một phần do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, vì lợi nhuận thương nhân sẵn sàng vi phạm để có lợi nhất.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại đòi hỏi hoạt động thương mại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Để thực hiện yêu cầu này tất yếu phải tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động thương mại.
Đối với Quốc hội, phải tăng cường hoạt động giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước nói chung và hoạt động trên lĩnh vực thương mại nói riêng. Quốc hội phải giám sát chuyên sâu vào các chuyên đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của Chính phủ; về ký kết các luật định thương mại, về chuẩn bị thị trường cho hàng hóa trong nước và cao hơn phải kiểm điểm, đánh giá nên thực hiện đường lối, chính sách thương mại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Chính phủ phải tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động của Bộ Công thương - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại, nếu không thanh tra, kiểm tra thường xuyên, nếu có sai lầm, thiếu sót sẽ gây hậu quả rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước.
Chính phủ và Bộ Công thương phải chủ động có kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động thương mại bảo đảm cho mọi hoạt động diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật, uốn nắn những lệch lạc của các tổ chức và thương nhân trong hoạt động thương mại.
Cơ quan kiểm toán mới được thành lập, lực lượng còn mỏng, trong khi yêu cầu kiểm toán rất lớn, vì vậy trong điều kiện hiện nay đối với hoạt động thương mại cũng chỉ nên lựa chọn những khu vực, hoạt động, vụ, việc trọng điểm, quan trọng, những khâu đột phá, không thể làm tràn lan, hoặc theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, không đến đầu đến đũa, hiệu quả thấp.
Trong hoạt động giám sát hoạt động thương mại cần nhận thức đúng vai trò, tác động đối với hoạt động giám sát của nhân dân, của phương tiện thông tin đại chúng đối với hoạt động thương mại. Trên thực tế, những vi phạm trong lĩnh vực này chủ yếu là do nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện. Phát hiện của nhân dân và sự vào cuộc của báo chí tạo thành áp lực rất lớn, có hiệu quả trong việc phanh phui các vụ việc vi phạm. Vì vậy, hiện nay cần quan tâm phát động, tổ chức để nhân dân giám sát, để phát huy vai trò của báo, đài.
Các hoạt động giám sát, điều tra, thanh tra, kiểm toán chỉ có thể khẳng định được vai trò của mình và đạt được yêu cầu khi làm rõ đồng thời xử lý nghiêm minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, có vi phạm mà không xử lý được thì giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng không có tác dụng gì.
Trong điều kiện hiện nay để bảo đảm hiệu quả của các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải đổi mới hình thức, phương pháp; phải coi trọng việc bồi dưỡng trình độ, năng lực, phẩm chất cho đại biểu Quốc hội, cho các thanh tra viên, cho người đi kiểm tra và kiểm toán. Những người này phải có năng lực, phải trung thành, tận tụy với sự nghiệp cách mạng, với nhân dân; trung thực, dũng cảm trong đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác, thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải tăng cường pháp chế, bảo đảm yêu cầu thượng tôn pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thương mại, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, khắc phục tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý, dễ dãi với nhau vẫn tồn tại lâu nay.
Tiểu kết chương 4
Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào là yêu cầu khách quan xuất phát từ những nhu cầu sau đây: nhu cầu tiếp tục thể chế hóa và thực hiện đường lối, chính sách thương mại của Đảng NDCM Lào; nhu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tự do thương mại, thu hút đầu tư; nhu cầu khắc phục những hạn chế, khó khăn, phát huy vai trò của pháp luật đối với hoạt động thương mại.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay cần quán triệt các quan điểm có tính chất phương pháp luận, chỉ đạo, chi phối nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại, đó là các quan điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại phải phù hợp và bảo đảm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào; thực hiện đồng bộ các nội dung về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động thương mại; nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về thương mại, phát huy các tiềm năng thế mạnh của đất nước và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại phát triển; có kế hoạch bước đi thích hợp, nhạy bén với sự biến đổi của thực tiễn.
Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực thương mại; đổi mới tư duy, nhận thức trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại; hoàn thiện pháp luật về hoạt động thương mại; đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động thương mại; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại; nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý thương mại; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Trong các giải pháp nêu trên cần ưu tiên quan tâm giải pháp về hoàn thiện pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành thương mại. Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ năm 2005, nhưng nhiều vấn đề mới của thực tiễn đặt ra mà Luật Doanh nghiệp chưa được quy định từ phạm vi điều chỉnh đến điều luật cụ thể. Do đó, Nhà nước Lào cần ban hành Luật Thương mại, đồng thời xây dựng trường Đại học thương mại Lào sớm nhất khi có thể nhằm đáp ứng những điểm khuyết về mặt luật pháp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành thương mại.
Có thể nói, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại nói chung và hoạt động thương mại nói riêng là một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Nhưng điều quan trọng là Đảng và Nhà nước Lào đang rất chủ động chuyển đổi nền kinh tế lẫn trong quá trình tham gia tự do hóa thương mại. Những giải pháp trong chương 4 được tác giả nêu ra dựa trên cơ sở hài hòa giữa hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. Nhất là trong thời điểm Lào đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới và một thị trường chung trong khu vực ASEAN đã được xây dựng, đòi hỏi hệ thống luật pháp về thương mại cần phải chặt chẽ hơn bao giờ hết. Vai trò điều tiết của nhà nước mà trong đó là những con người cụ thể (các cán bộ, lãnh đạo) cần phải có đủ đức và tài để đưa nền kinh tế Lào phát triển bền vững. Trong tương lai, Lào là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời cũng là đất nước xuất khẩu sản phẩm hàng hóa (không như trước đây chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô - lợi ích kinh tế kém hiệu quả).
KẾT LUẬN
Hoạt động thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước, nó tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, với sự phát triển ngày càng nhanh, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng và hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động thương mại nằm trong khâu lưu thông, thực hiện giá trị của hàng hóa, được ví như “mắt xích quan trọng” của nền kinh tế quốc dân. Cho nên muốn phát triển nền sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH, mở rộng và phát triển kinh tế thị trường thì cần phải phát triển hoạt động thương mại và coi hoạt động thương mại là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong đó, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý đối với hoạt động thương mại, là chủ thể quản lý và hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tổ chức bộ máy quản lý điều hành và tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo cho thương mại phát triển đúng mục tiêu, định hướng của Đảng NDCM Lào đề ra.
Từ năm 1986 đến 2015, Đảng và Nhà nước Lào rất quan tâm đến công tác quản lý đối với hoạt động thương mại, đã ban hành nhiều luật; đồng thời, không ngừng cải tiến cơ chế, chính sách quản lý về thương mại nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo lập môi trường cho thương mại Lào phát triển và đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, thị trường còn nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nên những thành tích đạt được vẫn còn hạn chế. Hoạt động thương mại chưa chiếm vị trí tương xứng với vai trò và tiềm năng của nó, điều này một phần quan trọng là do quản lý nhà nước về thương mại còn khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là một vấn đề cấp thiết, chiếm vị trí số một trong đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở Lào hiện nay.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại phải đảm bảo theo quan điểm và nguyên tắc đổi mới của Đảng NDCM Lào, trên cơ
sở xác định rõ quan điểm và nguyên tắc đổi mới, mục tiêu, phương hướng và nội dung đổi mới đúng đắn. Có thể nói rằng, đây là một cuộc cải cách, đổi mới triệt để, sâu sắc và toàn diện: Từ đổi mới kế hoạch hóa vĩ mô, quy hoạch, tổ chức xây dựng và phát triển thương mại đến cơ chế, chính sách và phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng và hấp dẫn, tạo điều kiện cho thương mại trong nước và thương mại quốc tế phát triển, hòa nhập thương mại khu vực và quốc tế.
Trước nhu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước cùng với những đòi hỏi của xu hướng tự do hóa thương mại và chủ trương hội nhập của Lào đã đặt ra vấn đề phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại nói chung và Luật thương mại Lào sớm được ban hành. Bên cạnh đó, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ trong lĩnh vực thương mại.
Với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, môi trường chính trị, xã hội ổn định, chính sách mở cửa hội nhập phù hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm quản lý của nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại, Lào sẽ có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế quốc dân của CHDCND Lào, tạo điều kiện tiền đề cho sự nghiệp CNH, HĐH, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện thành công công mục tiêu: “Hòa bình - Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Thịnh vượng”.