Một số kinh nghiệm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 119 - 123)

3. Các nước phần còn lại của 162.916,64 1,62 74,15 thế giới (Rest of the world)

3.2.2.3. Một số kinh nghiệm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách đổi mới quản lý kinh tế nói chung và đổi mới trong quản lý thương mại nói riêng phải dựa vào sự ổn định chính trị và ổn định xã hội, đó và là tiền đề, vừa là mục tiêu của đổi mới quản lý thương mại. Trong thực tế, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện thành công nhất định đổi mới đất nước, đổi mới kinh tế, chính là nhờ dựa vào sự ổn định chính trị. Coi đó là tiền đề của mọi thành công. Vì thế, quản lý thương mại phải góp phần trực tiếp vào ổn định chính trị.

Thứ hai, đổi mới quản lý hoạt động thương mại phải được tiến hành đồng bộ, có hệ thống. Trong thực tiễn đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách hệ thống phân phối và giá cả, cải cách chính sách thuế, cải cách chính sách sở hữu, song song với tự do hóa thương mại, v.v.. Tất cả các biện pháp đó được tiến hành không đồng loạt nhưng lại có thứ tự, trật tự và có tính hệ thống. Điều đó đã tạo ra thuận lợi và có hiệu quả cho công tác đổi mới quản lý.

Thứ ba, phải kết hợp tốt phương pháp thị trường với phương pháp kế hoạch trong xây dựng chính sách quản lý thương mại. Phương pháp thị trường nghĩa là sử dụng các công cụ đòn bẩy; giá trị và giá cả, cung cầu, lợi nhuận, v.v., còn phương pháp kế hoạch là chính sách mục tiêu, sự định hướng, sự cân đối kinh tế, khai thác các nguồn lực.

Thứ tư, chính sách quản lý hoạt động thương mại phải kết hợp các lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, mục tiêu tối cao là vì người tiêu dùng, tức là quần chúng nhân dân. Phải đảm bảo cải thiện đời sống chung cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp tiêu dùng phổ thông. Thực hiện chính sách thị trường định hướng XHCN.

Thứ năm, quản lý hoạt động thương mại phải đảm bảo kết hợp lợi ích kinh tế với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Tăng cường mở rộng quan hệ

với các nước, trước hết là với các nước láng giềng nhưng phải chú ý bảo vệ lợi ích quốc gia, ngược lại không vì lợi ích quốc gia, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà gây cản trở cho quan hệ hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước Lào rất coi trọng đến vai trò của hoạt động thương mại. Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập (2-12-1975), cũng như trong quá trình thực hiện cải cách, đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào đã có những quan điểm rất đúng đắn:

+ Coi trọng vai trò, chức năng của hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân, trong việc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tại Đại hội III (1982), Đảng NDCM Lào đã xác định: “Thương nghiệp là mắt xích chính trong dây chuyền của nền kinh tế quốc dân” [151, tr.16]. Trong giai đoạn này, chính sách Nhà nước Lào là độc quyền ngoại thương, sử dụng vai trò chức năng của thương mại nhà nước (quốc doanh) nắm toàn bộ khâu bán buôn và chi phối bán lẻ để phục vụ cho nhu cầu xã hội, đặc biệt chú ý đến nhu cầu vùng sâu, vùng xa.

+ Nhà nước tiếp tục chú trọng đến sử dụng thương nghiệp như là công cụ, một phương tiện để thực hiện chính sách kinh tế, song đã dần dần từ chỗ quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh, chuyển sang quản lý hành chính, kinh tế. Điều đó có nghĩa là nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp có liên quan với nhau, các biện pháp tạo tiền đề cho đổi mới hoạt động thương mại, đổi mới đồng bộ hệ thống lưu thông bao gồm tài chính - tiền tệ, ngân hàng, thuế, tỷ giá hối đoái v.v..

Như vậy, Nhà nước Lào chuyển đổi cơ chế không phải một cách đột ngột mà là chuyển dần từng bước, qua nhiều khâu. Tuy nhiên thời kỳ quá độ của cơ chế không kéo dài. Chỉ trong vòng khoảng 7 năm đến 10 năm, kể từ lúc bắt đầu vào năm 1979 đến năm 1989 là hoàn thành cơ bản bước chuyển đổi. Tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV, tháng 4-1986, Đảng NDCM Lào đã đề ra “cơ chế kinh tế mới” [0, tr.45] nhằm đẩy nhanh một cách có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Tại Đại hội lần thứ V (1991) và Đại hội Đảng lần VI (1996) của Đảng đã đưa ra “Đường lối đổi mới” tiếp tục cải cách và đổi mới kinh tế, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1989) nhằm mở cửa quan hệ

kinh tế đối ngoại, thu hút và khuyến khích FDI, mở rộng thương mại song phương và đa phương.

Như vậy, quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình chuyển đổi đã được tiến hành một cách chủ động, thận trọng và có hiệu quả nhất định, đã đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ chế, tạo ra một cơ chế mới ngày càng tiến bộ hơn trước. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác quản lý của nhà nước về thương mại ở CHDCND Lào trong thời gian qua, Nhà nước Lào chưa phát huy hết vai trò tích cực của mình trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại, dịch vụ nói riêng. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo, những năm qua Chính phủ và các cơ quan quản lý kinh tế khác của nhà nước Lào đã phát huy vai trò tích cực, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, tạo đà phát triển nhanh và ổn định cho giai đoạn sau, nhưng công tác quản lý nhà nước về kinh tế vẫn còn kém hiệu lực, nhiều vấn đề chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới. Do đó, cần phải tiếp tục và không ngừng hoàn thiện, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý của nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại.

Tiểu kết chương 3

Thực trạng nền kinh tế Lào cho thấy, mặc dù có những bước tiến hết sức quan trọng nhưng Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn chiếm vị trí chưa tương xứng trong nền kinh tế. Sau giai đoạn nhận thức về lý luận và từ thực tiễn của Lào, Đảng NDCM Lào và nhà nước đã có những sự nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những bước tiến đó vẫn có nhiều hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động thương mại.

Đồng hành cùng với những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là từ khi đổi mới đến nay, pháp luật trong lĩnh vực thương mại Lào đã góp phần tạo cơ sở pháp lý để thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển trên các vùng của đất nước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài, góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống

nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích lũy cho nền kinh tế - thương mại đất nước Lào. Trong đó, hoạt động thương mại Lào, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, từng bước xây dựng hệ thống “thương mại tự do” hơn và “thương mại” được coi như “đầu toa tầu” trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa. Lực lượng thương mại Lào thua kém rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Nhà nước Lào không nắm được mặt hàng chiến lược, khó điều tiết thị trường và kém hiệu quả trong chính sách thương mại nông thôn, miền núi vì thiếu công cụ và lực lượng cán bộ tiên phong của mình trên thị trường trong nước và khả năng cạnh tranh thấp so với khu vực ASEAN và thế giới.

Có thể nói rằng, quản lý nhà nước về thương mại ở Lào sau gần 30 đổi mới, có những thay đổi như: Đổi mới cơ chế, ban hành nhiều chính sách, pháp luật về thương mại nhằm từng bước hoàn thành nhiều chính sách, pháp luật về hoạt động thương mại nhằm chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đã được triển khai thực hiện với nhiều nỗ lực để đưa ra những thiết chế cơ bản cho việc quản lý hoạt động thương mại của Nhà nước Lào như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng, cải tiến quy chế chính sách xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, cải cách về thuế, hệ thống thuế được đơn giản hóa, chính sách quản lý giá cả, quản lý thị trường, v.v. đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý vĩ mô và hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ của doanh nghiệp.

Năm 1997, CHDCND Lào trở thành thành viên của ASEAN và tham gia khu thương mại tự do AFTA, đến năm 2013, Lào chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); trước yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi Chính phủ Lào phải có những thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về thương mại đáp ứng những yêu cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. Cần phải đổi mới các biện pháp, công cụ, luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chương 4

Một phần của tài liệu LA _ Keovichit _ nop QD cap HV (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w