thương mại, quản lý hoạt động thương mại
Nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Hệ thống luật pháp này bao gồm quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Thương mại, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và tương đối ổn định của pháp luật là khâu trọng yếu đầu tiên của quản lý nhà nước.
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành, tạo thành một hệ thống thống nhất, bao gồm những văn bản luật và những văn bản quản lý nhà nước (văn bản pháp quy dưới luật). Các văn bản luật và văn bản pháp quy đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội hoặc một nhóm trong xã hội và được thực hiện lâu dài.
Hệ thống các văn bản pháp luật của một đất nước, thông thường bao gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội (hoặc Nghị viện), Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh quyết định của Chủ tịch nước (hoặc Tổng thống); nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông
tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp.
Các văn bản pháp luật hoạt động thương mại và quản lý hoạt động thương mại gồm: (i) Luật Kinh doanh; (ii) Các luật về tổ chức doanh nghiệp (như luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp...), các nghị định và quyết định của Chính phủ về tổ chức doanh nghiệp; các thông tư, công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan tương tự) và các Bộ, ngành hữu quan liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; (iii) Các văn bản hiện hành về quản lý kinh doanh trong nước; (iv) Các văn bản về xuất nhập khẩu; các văn bản về quản lý thị trường; (v) Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; (vi) Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng, về quản lý đo lường chất lượng hàng hóa; (vii) Các văn bản về thuế trong nước và về thuế quan; (viii) Các văn bản về văn phòng đại diện thương mại; (ix) Các văn bản về hải quan; (x) Các văn bản về tài chính - ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm liên quan đến thương mại; (xi) Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại.