3. Các nước phần còn lại của 162.916,64 1,62 74,15 thế giới (Rest of the world)
3.2.1.1. Khái quát quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại thời kỳ từ năm 1986 đến trước khi có Luật Kinh doanh
thương mại thời kỳ từ năm 1986 đến trước khi có Luật Kinh doanh
Nhìn lại lịch sử, trước năm 1987, vấn đề chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của công ty rất khó có thể phân biệt được. Các công ty không có quyền làm chủ trong kinh doanh, tất cả đều do nhà nước điều khiển và quy định. Do quá thiên vị, nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước trong “cơ chế kế hoạch hóa tập trung” mà không thừa nhận tính quy luật và vai trò điều tiết của “thị trường” nên không phát huy được tính sáng tạo và năng động của người lao động, làm cho họ trở nên thụ động, chờ đợi, hưởng thụ, ăn bám, bình quân hóa v.v.. và kết quả là nền kinh tế trở nên “trì trệ”.
Nhận thức những sai lầm trong việc xây dựng mô hình kinh tế nói trên và hậu quả của nó. Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã mạnh dạn đưa ra chủ trương xóa bỏ “cơ chế kế hoạch hóa tập trung - quan liêu, bao cấp”, từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường. Đại hội Đảng NDCM Lào toàn quốc lần thứ IV (năm 1986) đã chính thức thông qua đường lối đổi mới, “xây dựng cơ chế quản lý mới - cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”. Việc chuyển đổi căn bản cơ chế hoạt động của thương mại được bắt nguồn từ chương trình tư nhân hóa của Chính phủ, trong giai đoạn này hệ thống thương mại quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trong giai đoạn năm 1986 - 1994, cơ chế quản lý hoạt động thương mại đã có những thay đổi căn bản sau:
Năm 1985, Chính phủ Lào đã có bước tiến căn bản đối với cải cách kinh tế nói chung và cải cách căn bản thương mại. Chính sách này được gọi là cơ chế kinh tế mới (New Economic Mechanism). Nội dung của chính sách
thương mại bao gồm: Nhà nước ngừng độc quyền trong lưu thông, phân phối lương thực, giá cả sản phẩm hàng hóa nói chung không bị Nhà nước can thiệp, được tự do hình thành theo quan hệ cung - cầu. Nhà nước chỉ còn can thiệp trực tiếp về giá một vài sản phẩm hàng hóa đặc biệt như vận tải hàng không, giá điện, một số sản phẩm gỗ.
Đến tháng 6 năm 1986, theo quyết định của Chính phủ Lào đã xóa bỏ việc thực hiện giá “cộng chi phí” đối với các doanh nghiệp Nhà nước và cũng có nghĩa là giá các hàng hóa được mua bán theo quan hệ cung - cầu.
Tháng 7 năm 1987, liên đoàn thương mại quốc gia Lào vẫn độc quyền về xuất - nhập khẩu, độc quyền thương nghiệp buôn bán. Vì vậy, thương nghiệp quốc doanh nắm chức năng phân phối (không chỉ hàng hóa mà trên thực thế phân phối thu nhập cho các tầng lớp nhân dân, kể cả đối với nông dân). Việc mua bán, phân phối lương thực, chủ yếu là lúa gạo, đều do các cửa hàng lương thực quốc doanh thực hiện.
Cuối năm 1989, hệ thống hợp tác xã mua bán hoạt động như một bộ phận của thương nghiệp ở Lào. Bởi vì, chức năng đại lý cho thương nghiệp quốc doanh không còn và giá hàng hóa đã được tự do hóa. Ngày 8-12-1992, Nghị định số 97/TT của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lý và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).
Bước chuyển dịch căn bản từ cơ chế tập trung cao độ sang cơ chế thị trường diễn ra đến khi có Luật Kinh doanh ra đời. Nhà nước Lào thực hiện cuộc cải cách phương thức quản lý chuyển từ phương thức quản lý thương mại trước đây là kế hoạch mệnh lệnh mang tính chỉ thị này đã chuyển sang phương pháp thị trường kết hợp với kế hoạch. Các phương pháp quản lý thương mại được áp dụng bao gồm: Phương pháp kế hoạch hóa mang tính định hướng; phương pháp pháp chế; phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; phương pháp giáo dục, tuyên truyền và phương pháp kiểm tra, kiểm soát. Nhà nước Lào đã sử dụng đồng bộ các công cụ đòn bẩy để kích thích lợi ích vật chất, sử dụng mềm dẻo và linh hoạt các công cụ và biện pháp kinh tế được sử dụng. Trong khi trình độ nền kinh tế còn thấp thì chưa thể áp dụng
chính sách thương mại mang tính phân phối bình quân, mang tính phúc lợi xã hội. Nó sẽ triệt tiêu động lực kinh tế là lợi ích vật chất trước hết là lợi ích cá nhân người lao động. Cơ chế mới trong quản lý thương mại lấy lợi ích kinh tế làm động lực, làm mục tiêu cơ bản của quản lý. Nói cách khác, mục đích của quản lý hoạt động thương mại là tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Đây là mục tiêu trước tiên (hiệu quả kinh doanh là lợi nhuận). Nhìn chung, hiệu quả kinh tế của quản lý hoạt động thương mại là mục đích trung gian và mục tiêu cuối cùng vẫn là mục tiêu xã hội, vì con người, vì đời sống của nhân dân Lào.