- Phòng bệnh cấp
2. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BASEDOW 1 Nhận định tình trạng người bệnh
2.1.4. Nhận định bằng cách thu thập các dữ kiện khác
- Thu thập qua gia đình người bệnh.
- Qua hồ sơ bệnh án và các thuốc đã sử dụng.
2.2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở người bệnh Basedow như sau: - Người bệnh dễ nóng giận, dễ xúc cảm do nhiễm độc giáp.
- Tăng thân nhiệt do tăng chuyển hoá. - Run tay, yếu cơ do nhiễm độc giáp.
- Mặt phừng đỏ, da nóng và ẩm do rối loạn thần kinh thực vật. - Nguy cơ xuất hiện cơn bão giáp do điều trị không hiệu quả.
2.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Người bệnh cần nghĩ ngơi thích hợp và ngủ đầy đủ.
- Cho ăn uống thức ăn đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu để đạt được hoặc duy trì trọng lượng cơ thể theo yêu cầu.
- Chăm sóc về rối loạn tiêu hoá nếu có bất thường.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt tránh tổn thương giác mạc. - Thực hiện các y lệnh đầy đủ và chính xác.
- Giáo dục súc khoẻ cho người bệnh:
+ Người bệnh cần biết được các yếu tố thuận lợi có thể gây nên bệnh + Biết được diễn tiến và biến chứng của bệnh.
+ Biết được các phương pháp điều trị và phương pháp nào là điều trị thích hợp.
2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
2.4.1. Chăm sóc cơ bản
Không có biện pháp điều trị nào lành bệnh ngay lập tức, mà sự điều trị thành công có lẽ cần đến việc điều chỉnh chế độ điều trị theo thời gian.
- Người điều dưỡng hợp tác với người bệnh và gia đình trong việc lập kế hoạch chăm sóc. Những can thiệp nói chung liên quan đến việc tăng cảm giác thoải mái cho người bệnh trong đời sống hàng ngày. Môi trường yên tỉnh, thuận tiện và mát mẻ là lý tưởng. Ðối với những người bệnh nằm viện thì thích hợp hơn là dùng phòng tách biệt.
- Người bệnh nhập viện nên được tắm rửa thường xuyên, thay ra và được giúp đỡ khi cần thiết để giữ trạng thái thoải mái và mát mẻ. Giúp người bệnh trong những hoạt động tự chăm sóc, đi lại và giặc giủ sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được năng lượng. Những biện pháp làm người bệnh thoải mái cũng giúp người bệnh ngủ ngon hơn mặc dù thuốc giảm đau hoặc an thần cũng cần thiết giúp cho người bệnh nghĩ ngơi.
- Người bệnh nên ăn chế độ ăn giàu năng lượng, protein, carbonhydrate và nên uống nhiều nước, nên cung cấp thêm vitamin và chất khoáng đặc biệt vitamin mà tan trong nước khả năng hấp thu bình thường của nó giảm.
- Nếu tiêu chảy, co thắt hoặc tăng nhu động ruột thì nên ăn nhiều bữa với lượng ít thức ăn. Người bệnh tránh ăn thức ăn có nhiều chất xơ và chất tạo hơi. Nên theo dõi trọng lượng cơ thể đều đặn.
- Những hoạt động giải trí thích hợp là cần thiết để giúp người bệnh giảm lo lắng và nỗi chán chường vì bị buộc hạn chế hoạt động. Ðọc sách, xem ti vi, nghe nhạc và chơi game sẽ tránh được tình trạng mỏi cơ. Viết thư, may vá và những công việc tỉ mỉ khác có thể rất khó hoặc làm chán nản nếu người bệnh đang gặp những chấn động chưa ổn định.
- Nên làm cho người bệnh và gia đình yên tâm rằng những triệu chứng về tâm lý liên quan đến bệnh và mất đi khi bệnh giảm. Quá kích thích và cải vả nên được tránh. Cần giới hạn người đến thăm cũng như thời gian đến thăm. Thông cảm với cách cư xử của người bệnh có thể giúp người bệnh tự kiểm soát mình.
- Hạn chế muối trong chế độ ăn và nằm đầu cao khi ngủ có thể giúp giảm tình trạng phù quanh mắt. Sử dụng dịch nhỏ mắt sinh lý để tránh bị khô mắt, dùng thuốc mỡ vào ban đêm, dùng kính màu tránh tình trạng sợ ánh sáng và dùng kính wraparound để phòng tổn thương do gió và bụi.
- Luyện tập những cơ ngoài mắt có thể phòng được chứng song thị.
- Ðánh giá xem tình trạng nhắm mắt có khít không, nếu cần thì khuyên người bệnh dùng những miếng che mắt ít dị ứng khi ngủ. Nên khám mắt thường xuyên để phát hiện tình trạng tấy đỏ giác mạc hoặc loét.
2.4.2. Thực hiện y lệnh
Thực hiện các xét nghiệm và thuốc uống theo đúng y lệnh, tuy nhiên khi sử dụng các thuốc kháng giáp, điều dưỡng cần có kiến thức thích hợp.
- Người điều dưỡng chịu trách nhiệm giảng giải cho người bệnh hiểu về thuốc và theo dõi những phản ứng phụ.
- Khi thời gian nằm viện ngắn, phải chú trọng đến kiến thức cho việc tự chăm sóc. - Người bệnh nên nhận được những lời chỉ dẫn bằng lời nói và bằng giấy về tất cả các loại thuốc và phản ứng phụ liện quan.
- Hầu hết thuốc bị phá hủy nhanh chóng hơn trong tình trạng cường giáp, nên nếu người bệnh phải sử dụng những thuốc khác thì phải điều chỉnh liều lượng phù hợp. Có thể gặp phải tình trạng rối loạn đông máu vì vậy cần phải đánh giá và theo dõi.
* Sử dụng thuốc kháng giáp