Dấu chứng về mắt

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 111 - 112)

- Phòng bệnh cấp

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ÐÁI THÁO ÐƯỜNG 1 Nhận định tình hình

1.3.3. Dấu chứng về mắt

Có thể giả lồi mắt do cường giáp. Lồi mắt thật sự còn gọi là bệnh mắt tẩm nhuận nội tiết có khi trở thành ác tính làm hỏng mắt, mắt lồi không khép kín dễ nhiễm khuẩn, loét giác mạc, đôi khi mắt lồi hẳn ra ngoài hốc mắt. Lồi mắt không liên quan đến cường giáp, đôi lúc xảy ra sau quá trình điều trị nhất là phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ. Cần phân biệt biểu hiện mắt trong Basedow liên quan:

- Tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

- Tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn trong bệnh Basedow gây thương tổn cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt. Bệnh lí mắt thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích). Theo phân loại của Hội giáp trạng Mỹ (American Thyroid Association) các biểu hiện ở mắt được phân độ như sau:

- Ðộ 0: không có dấu hiệu và triệu chứng.

- Ðộ I: không có triệu chứng, có dấu co kéo mi trên, mất đồng vận giữa nhãn cầu và trán, giữa nhãn cầu và mi trên.

- Ðộ II: ngoài các dấu hiệu của độ I, còn có cảm giác dị vật ở trong mắt, sợ ánh sáng (Photophobie), chảy nước mắt, phù mí mắt, sung huyết và sưng kết mạc... (thâm nhiễm cơ và tổ chức hốc mắt, nhất là tổ chức quanh hốc mắt).

- Ðộ III: lồi mắt thật sự, dựa vào độ lồi nhãn cầu của mắt mà chia ra: + Lồi nhẹ từ: 3-4 mm

+ Lồi vừa từ: 5-7 mm + Lồi nặng: ≥ 8 mm

Cần lưu ý về phương diện lâm sàng nên dựa vào yếu tố chủng tộc để đánh giá vì độ lồi nhãn cầu bình thường đánh giá qua thước Hertel của người da vàng là 16-18mm, da trắng 18-20mm và da đen 20-22mm.

- Ðộ IV: thương tổn cơ vận nhãn. - Ðộ V: thương tổn giác mạc.

- Ðộ VI: giảm hoặc mất thị lực do thương tổn thần kinh thị.

Ðể đánh giá một cách tương đối trung thực về sự tẩm nhuận sau hốc mắt cũng như đánh giá điều trị cần siêu âm nhãn cầu.

Tỉ lệ gặp 2-3%, thường định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Da vùng thương tổn hồng, bóng, thâm nhiễm cứng (da heo), lỗ chân lông nổi lên, lông mọc thưa và dựng đứng, bài tiết nhiều mồ hôi. Ðôi khi thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân.

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w