THĂM KHÁM CẬN LÂM SÀNG 1 Quang tuyến

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 59 - 61)

- Phòng bệnh cấp

3. THĂM KHÁM CẬN LÂM SÀNG 1 Quang tuyến

3.1. Quang tuyến

3.1.1. Rọi X quang

Là khảo sát bộ máy hô hấp bằng tia X trên màn huỳnh quang, để xem hoạt động của phổi, cơ hoành, tim, mạch máu trong lồng ngực và những bất thường ở phổi. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém, nhanh và có thể làm hàng loạt, xem được những hoạt động của bộ máy hô hấp nhưng nhược điểm là ít chính xác, chủ quan, không lưu trữ được và rọi lâu gây độc hại.

3.1.2. Chụp phim

Ðây là phương pháp đơn giản, khách quan và khá tốt trong chẩn đoán bệnh phổi, có thể lưu trữ được.

Tuy nhiên các thương tổn nhỏ khó phát hiện và không thấy được di động của các cơ quan trong lồng ngực.

Khi đọc phim phổi phải lưu ý vùng đỉnh phổi, nách, các góc sườn hoành, nếu cần thiết thì cho chụp phim nghiêng hay chếch.

3.1.3. Chụp cắt lớp

Là chụp phổi theo từng lớp cắt song song từ trước ra sau, giúp xác định vị trí các thương tổn và các thương tổn chồng lên nhau.

3.1.4. Chụp phế quản có cản quang

Là đưa chất cản quang vào trong phế quản rồi chụp phim để khảo sát hình dạng và sự tắc nghẽn của phế quản.

3.1.5. Chụp huyết phế quản

Ðưa chất cản quang vào trong tĩnh mạch phổi để khảo sát mạch máu ở phổi.

3.2. Khảo sát đàm

Phải lấy đàm từ trong phế quản mới chính xác.

- Khảo sát vi trùng bằng soi, nhuộm hay cấy ở môi trường thích hợp. Nếu tìm amip phải lấy đàm có máu tươi và đem ngay đến phòng thí nghiệm để khảo sát.

- Khảo sát sinh học, tìm tế bào lạ, bạch cầu và các chất khác trong đàm.

3.3. Khảo sát dịch màng phổi

Qua lâm sàng, X-quang và siêu âm người ta chọc lấy dịch màng phổi để xét nghiệm về màu sắc, mùi hôi, sinh hóa (protein, đường...), làm Rivalta, các men, tế bào, vi trùng...

Người ta dùng 1 hệ thống quang học đưa vào trong khí quản và phế quản lớn để khảo sát mặt trong của phế quản và qua đó sinh thiết để khảo sát về tế bào học.

3.5. Khảo sát về khí máu

- Ðo áp lực O2, CO2 trong máu động mạch, bình thường PaO2 = 100 mmHg, và PaCO2 = 40 mmHg.

- Ðo nồng độ O2 máu động mạch, bình thường SaO2 = 94-98 %, pH máu là 7,4.

3.6. Thăm dò chức năng hô hấp

- Ðo dung tích sống: thường khoảng 3,5 lít, thay đổi theo tuổi, vóc dáng, giới... - Tính lưu lượng đỉnh (Peakflow): cho người bệnh thở nhanh sâu với tần số thích hợp trong 10-20 giây rồi tính ra lưu lượng thở tối đa trong 1 phút. Người trung bình là 120-130 lít/phút.

3.7. Phản ứng bì lao (IDR)

Người ta tiêm một lượng nhỏ chất Tuberculine vào mặt trong da cẳng tay rồi đọc kết quả sau 72 giờ.

- Phản ứng IDR âm tính (-): do chưa nhiễm lao, chưa chủng ngừa lao, thuốc thử hư, cơ địa quá suy kiệt hoặc đang mắc một bệnh nào đó làm mất miễn dịch như AIDS.

- Phản ứng IDR dương tính (+): đường kính vị trí tiêm nổi đỏ 8-12 mm. - Phản ứng IDR (++): đường kính > 12 mm.

- Phản ứng IDR (+++): vị trí tiêm bị loét, nổi bọng nước (bào chẩn), đỏ quá rộng và ngứa...

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w