BÀI 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BASEDOW 1 BỆNH HỌC CỦA BASEDOW

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 109 - 110)

- Phòng bệnh cấp

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ÐÁI THÁO ÐƯỜNG 1 Nhận định tình hình

BÀI 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BASEDOW 1 BỆNH HỌC CỦA BASEDOW

1. BỆNH HỌC CỦA BASEDOW

1.1. Ðịnh nghĩa

Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh cường giáp tự miễn. Nhờ sự tiến bộ của miễn dịch học, ngày càng nhiều kháng thể hiện diện trong huyết tương người bệnh được phát hiện, vì thế hiện nay bệnh được xếp vào nhóm bệnh liên quan tự miễn.

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

1.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chưa rõ, nhưng sự tăng tiết hormon tuyến giáp T3 và T4 được cho là do rối loạn miễn dịch gây kích thích bất thường tuyến giáp.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi 20-40, ở phụ nữ chiếm ưu thế. Tỉ lệ nam/nữ từ 1/5 đến 1/7 ở vùng không bị bướu cổ địa phương. Tuy nhiên, ở vùng dịch tễ tỉ lệ này thấp hơn. Theo Volpé có lẽ liên quan đến sự khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế, là yếu tố cơ bản trong bệnh lí tự miễn ở tuyến giáp. Một vài yếu tố ghi nhận có thể gây đáp ứng miễn dịch trong Basedow như:

- Thai nghén nhất là giai đoạn chu sinh.

- Dùng nhiều iod, đặc biệt dân cư sống trong vùng thiếu iod, có thể iod làm khởi phát bệnh Basedow tiềm tàng.

- Dùng Lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch. - Nhiễm trùng và nhiễm virut.

- Ngừng corticoid đột ngột.

- Người có HLA B8-DR3, HLA BW 46-B5 (Trung Quốc) và HLA-B17 (da đen) - Vai trò stress: những stress tinh thần, chấn động thể chất, nhiễm khuẩn.

- Liên quan di truyền với 15% người bệnh có người thân mắc bệnh tương tự và khoảng chừng 50% người thân của người bệnh có tự kháng thể kháng giáp trong máu.

Nguyên nhân thuận lợi là những stress tinh thần, chấn động thể chất, nhiễm khuẩn.

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh

Trong Basedow người ta thấy có sự khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế (Ts, T8), cho phép tế bào lympho T hỗ trợ, kích thích tế bào lympho B tổng hợp các kháng thể chống lại tuyến giáp. Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI: Thyroid stimulating immunoglobulin hoặc TSH. R Ab: kháng thể kích thích thụ thể TSH) gây tình trạng nhiễm độc giáp. Ngoài ra còn tìm thấy nhiều loại kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng enzyme Peroxydase giáp hoặc kháng thể kháng tiêu thể. Ngoài ra tiến trình viêm nhiễm cơ hốc mắt do sự nhạy cảm của các tế bào lympho T

độc tế bào (cytotoxic T lymphocyte) hoặc các tế bào diệt (killer cell) đối với kháng nguyên hốc mắt trong sự kết hợp với các kháng thể độc tế bào. Tuyến giáp và mắt có thể có liên quan bởi một kháng nguyên chung giữa tuyến giáp và nguyên bào hốc mắt. Tuy nhiên vẫn chưa rõ là làm sao gây ra dòng miễn dịch này.

1.3. Triệu chứng lâm sàng

Thể điển hình có đủ 3 biểu hiện lâm sàng chính: bướu giáp, hội chứng cường giáp và lồi mắt, nhưng độ trầm trọng của mỗi biểu hiện khác nhau tuỳ từng người bệnh.

Bệnh có khi xảy ra rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hay ít hơn nữa, nhưng thường tăng dần trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm trước khi người bệnh thấy.

1.3.1. Bướu giáp

Tuyến giáp thường lan toả tương đối đều, mềm hoặc chắc. Nghe tại bướu có thể phát hiện được tiếng thổi liên tục hay trội hơn ở thì tâm thu. Bướu giáp lớn đôi khi gây chèn ép các cơ quan lân cận. Khoảng 7,4 % trường hợp không có bướu.

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w