Hỏi người bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 88 - 89)

- Phòng bệnh cấp

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN 1 Nhận định tình trạng người bệnh

2.1.1. Hỏi người bệnh

- Hỏi người bệnh tiền sử về chàm, dị ứng thức ăn. - Tiền sử gia đình về dị ứng.

- Tiền sử về những đợt ho, sò sè hay khó thở. - Tiền sử gần đây về nhiễm khuẩn.

- Ðiều kiện hoàn cảnh sinh sống và làm việc. - Hỏi người bệnh về tình trạng bệnh hiện tại: + Người bệnh có sốt không?

+ Người bệnh có khó thở không? Khó thở có thành cơn không? Cơn khó thở thường xuất hiện vào khi nào? Kéo dài bao lâu? Có thường xuyên không?

+ Khi khó thở có âm sắc gì bất thường không? + Khó thở khi nằm hay ngồi.

+ Người bệnh có ho không và ho khan hay ho có đàm. + Thuốc đã sử dụng và hiệu quả của thuốc.

2.1.2. Quan sát

- Tình trạng toàn thân, tình trạng tinh thần (mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn...). - Quan sát xem người bệnh vật vã, hốt hoảng hay lơ mơ.

- Tình trạng hô hấp: xem người bệnh có khó thở không, sự co kéo các cơ hô hấp, cánh mũi.

- Tư thế người bệnh khi thở. - Đàm và tính chất của đàm - Tình trạng da và niêm mạc.

- Các dấu hiệu khác (mồ hôi, lượng nước tiểu... sự đáp ứng với điều trị bằng thuốc hiện tại...).

- Xem xét kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng.

2.1.3. Thăm khám

- Đo nhiệt độ xem người bệnh có sốt không? - Bắt mạch tần số, tính chất của mạch

2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở người bệnh hen phế quản: - Khó thở do co thắt tiểu phế quản.

- Kích thích, vật vã do thiếu khí.

- Nguy cơ tái phát do tiếp xúc lại với dị nguyên. - Nguy cơ suy hô hấp mạn do tiến triển của bệnh.

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

- Để người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế thăm khám. - Trấn an cho người bệnh.

- Cho người bệnh nằm tư thế đầu cao (Fowler). - Chế độ ăn uống loãng, nhiều sinh tố

- Thực hiện y lệnh: dùng thuốc và xét nghiệm - Giáo dục người bệnh về các nguyên nhân gây hen

- Giáo dục người bệnh về tiến triển và biến chứng của bệnh

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.1. Chăm sóc cơ bản

- Đặt người bệnh nằm buồng riêng, yên tĩnh, hạn chế tiếng động, sự gây ồn và những kích thích về cảm giác do khách thăm, nhân viên chăm sóc và các nhân viên y tế khác. Thiết lập mối quan hệ tin tưởng với người bệnh.

- Ðặt người bệnh ở tư thế thoải mái, dễ thở.

- Ðộng viên an ủi người bệnh, luôn có mặt trong cơn hen. - Giải thích cho người bệnh hiểu về bệnh tật.

- Áp dụng những động tác làm người bệnh dễ ngủ: xoa bóp, trấn an.

- Hạn chế hay loại trừ những yếu tố gây căng thẳng (streess) cho người bệnh. - Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước.

- Chườm ướt và các biện pháp hạ thân nhiệt khác khi sốt cao. - Thực hiện các hành động chăm sóc:

+ Vỗ rung phổi. + Dẫn lưu theo tư thế. + Tập thở.

+ Hút đàm dãi và các chăm sóc khác khi người bệnh thở oxy.

+ Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp để tạo thuận lợi cho sự hô hấp và loại bỏ dịch xuất tiết.

+ Tăng cường lượng dịch vào cơ thể để làm loãng dịch xuất tiết.

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 88 - 89)

w