- Phòng bệnh cấp
2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN 1 Nhận định tình trạng người bệnh
2.4.2. Thực hiệ ny lệnh điều trị
- Dùng thuốc giãn phế quản, thuốc co mạch, thuốc Corticosteroid, cho thở oxy. - Hô hấp hỗ trợ.
- Thực hiện y lệnh: truyền dịch và điện giải theo chỉ định. - Dùng thuốc hạ thân nhiệt theo chỉ định.
- Đo nồng độ các khí và độ pH trong máu động mạch.
2.4.3. Theo dõi người bệnh
- Lập bảng cân bằng dịch hàng ngày, ghi chép chính xác. - Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
- Theo dõi: tình trạng hô hấp.
- Tình trạng mất nước, da, niêm mạc, dấu hiệu khát nước, mất nước, thái độ của người bệnh, tỷ trọng nước tiểu, số lượng nước tiểu. Các chỉ số thể tích tuần hoàn: mạch, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung ương. Các kết quả xét nghiệm: điện giải đồ, hematocrit.
- Theo dõi: sự tăng thân nhiệt, sự thay đổi màu sắc của đàm, các kết quả xét nghiệm. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, cấy đàm và máu, chụp phim phổi.
2.4.4. Giáo dục sức khoẻ
- Kiểm soát chặt chẽ môi trường để giảm càng nhiều yếu tố gây dị ứng càng tốt. Ðặc biệt trong phòng ngủ và trong nhà: không dùng đồ len dạ, lông, hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật ưa thích như; mèo, chim, chó cảnh, không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc...
- Hạn chế yếu tố gây stress làm người bệnh căng thẳng, lo lắng, cáu giận.
- Tăng cường rèn luyện nâng cao sức khoẻ, duy trì dinh dưỡng, uống đủ nước, chế độ ngủ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.
- Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi rường ở bên ngoài quá ô nhiễm.
- Tích cực thực hành tập thở, tập làm giãn nở phổi, tập ho... - Không hút thuốc.
- Không dùng quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch. - Không dùng các loại thuốc hay gây dị ứng như Penicillin, vitamin B...
- Ði khám bệnh ngay nếu có bất thường về hô hấp hoặc các nhiễm khuẩn khác.