Viêm phế quản mạn

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 76 - 77)

- Phòng bệnh cấp

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI THUỲ 1 Nhận định

1.2. Viêm phế quản mạn

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đàm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ) ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền. Viêm phế quản mạn còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng thường có đợt cấp tính làm bệnh nặng lên. Bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.

1.2.1. Nguyên nhân

Những nguyên nhân trực tiếp góp phần làm cho bệnh khởi phát là:

- Hút thuốc lá: theo Oswald thì 88% số người nghiện thuốc lá bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

- Bụi trong khí quyển: ở những vùng công nghiệp thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Bụi SO2

dẫn đến những đợt cấp của bệnh.

- Nghề nghiệp: những người có nghề tiếp xúc với bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ như công nhân mỏ than, uranium... công nhân luyện kim, thợ cán bông, cán nhựa rất dễ bị viêm phế quản mạn tính.

- Nhiễm khuẩn: bệnh có liên quan với virut và vi khuẩn như Hemophilus influenza, streptococcus pneumonia.

- Yếu tố dị ứng: cơ địa dị ứng là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. - Yếu tố tuổi và giới: tuổi cao hay mắc, nam nhiều hơn nữ.

- Yếu tố di truyền: một số tác giả cho rằng người có nhóm máu O dễ bị bệnh phổi mạn tính.

- Yếu tố xã hội: những người nghèo mắc bệnh nhiều hơn.

- Yếu tố thời tiết, khí hậu: khí hậu ẩm ướt nhiều sương mù cũng là yếu tố thuận lợi.

Viêm phế quản mạn thường xảy ra ở người lớn trên 50 tuổi. Bệnh tiến triển âm ỉ trong nhiều năm. Khi bệnh đã rõ có những dấu hiệu và các triệu chứng sau:

- Ho khạc đàm: thường ho và khạc đàm vào buổi sáng. Ðàm nhầy, trong, dính hoặc đờm có màu xanh, vàng đặc như mủ. Lượng đàm trong 24 giờ thường khoảng 200 ml. Mỗi đợt ho và khạc đàm thường kéo dài khoảng 3 tuần, nhất là những tháng mùa đông, đầu mùa thu.

- Ðợt cấp của viêm phế quản mạn tính: thỉnh thoảng xuất hiện một đợt cấp, nhất là ở những người già, sau bội nhiễm. Trong đợt cấp có những biểu hiện sau:

+ Ho, khạc đàm có mủ.

+ Khó thở như cơn hen, thở phì phò. + Dấu hiệu nhiễm khuẩn (thường kín đáo).

+ Khám phổi: nghe ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm.

Càng về giai đoạn cuối của viêm phế quản mạn mức độ khó thở càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng. Người bệnh có thể tử vong trong giai đoạn suy hô hấp cấp.

1.2.3. Cận lâm sàng

- Chụp X-quang phổi: hình ảnh viêm phế quản trên phim không có gì đặc hiệu, thường thấy đậm 2 rốn phổi và những đường đậm chạy xuống cơ hoành, nhưng rất cần làm để loại trừ các bệnh có ho và khạc đàm kéo dài như ung thư phế quản, lao phổi, giãn phế quản. Trong giai đoạn muộn, chụp X-quang thấy hình ảnh của giãn phế nang.

- Chụp phế quản có chất cản quang. - Soi phế quản.

- Chụp động mạch phế quản.

- Làm các xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp, phân tích khí trong máu.

- Cấy đàm để lấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (lưu ý xét nghiệm tìm BK trong đàm, có thể phải làm nhiều lần mới có thể khẳng định được).

- Xét nghiệm máu: trong đợt cấp số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. Ở giai đoạn muộn số lượng hồng cầu và Hematocrit tăng.

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w