CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ THẤP TIM 1 Nhận định tình hình

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 29 - 33)

2.1. Nhận định tình hình

Khi người bệnh vào viện được chẩn đoán là thấp tim, người điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh cần phải có thái độ thông cảm, động viên để người bệnh cảm thấy an tâm và hợp tác điều trị.

2.1.1. Hỏi bệnh

- Người bệnh được chẩn đoán thấp tim từ bao giờ? - Ðã dùng thuốc gì chưa?

- Có bi sưng đau các khớp không? - Tính chất đau các khớp như thế nào? - Công tác điều trị dự phòng như thế nào?

- Có dị ứng với penicillin hoặc thuốc nào khác không? - Ði tiểu có bình thường không?

- Có hay bị viêm họng không? - Gia đình có ai bị thấp không?

- Điều kiện kinh tế và sinh hoạt trong gia đình

2.1.2. Quan sát

- Người điều dưỡng vừa hỏi bệnh vừa quan sát xem người bệnh có khó thở không, da, sắc mặt như thế nào? Tình trạng tinh thần của người bệnh.

- Quan sát các khớp: có sưng, đỏ...

- Quan sát màu sắc, số lượng nước tiểu nếu có.

2.1.3. Thăm khám

- Các dấu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở. - Thăm khám tình trạng khớp.

- Nghe tim.

2.1.4. Thu thập các dữ kiện

- Y bạ, giấy giới thiệu đến khám.

- Đơn thuốc người bệnh đã đi khám từ trước khi vào viện. - Tiền sử bệnh tật, dị ứng thuốc, các xét nghiệm nếu có...

2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng chính có thể gặp ở người bệnh bị thấp tim khi nhận định như sau.

- Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng ở họng - Sưng, đau các khớp do các khớp bị viêm

- Người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém do tình trạng nhiễm trùng - Nguy cơ suy tim do công tác điều trị và chăm sóc không tốt

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Qua nhận định tình hình người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp, thu thập các dữ kiện để lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.

2.3.1. Chăm sóc cơ bản

- Ðể người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất. - Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh. - Vệ sinh thân thể sạch sẽ.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh.

2.3.2. Thực hiện các y lệnh

- Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định. - Làm các xét nghiệm cơ bản.

- Mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, đặc biệt là tiếng tim.

- Các xét nghiệm như: công thức máu, tốc độ lắng máu, ASLO. - Điện tâm đồ.

- Tác dụng phụ của thuốc.

2.3.4. Giáo dục sức khoẻ

- Người bệnh và gia đình biết cách phòng bệnh và điều trị đề phòng tái phát. - Hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản

- Ðể người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian một tháng, sau đó vận động dần dần, nhẹ nhàng trong thời gian vài tháng.

- Ðộng viên, khích lệ người bệnh an tâm điều trị.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt tương đối trong thời gian điều trị. - Vệ sinh sạch sẽ: nhắc nhở người bệnh giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể, quần áo. Nếu người bệnh không thể tự làm được người điều dưỡng phải chăm sóc về vệ sinh thân thể cho người bệnh.

2.4.2. Thực hiện các y lệnh

- Thuốc: áp dụng 5 đúng và thực hiện đúng qui trình, kỹ thuật, thực hiện chính xác kịp thời chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng viêm cần cho người bệnh uống sau khi ăn no. - Thực hiện các xét nghiệm: ASLO, công thức máu, tốc độ lắng máu, điện tim

2.4.3. Theo dõi

- Các dấu hiệu sống theo dõi 2 lần/ngày hoặc theo y lệnh. Người bệnh thấp tim có suy tim thường được điều trị bằng Digoxin nên việc theo dõi mạch rất quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu ngộ độc Digoxin.

- Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu mạch chậm, buồn nôn, hoặc nôn, chóng mặt phải nghĩ đến do ngộ độc thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc.

- Cần đếm nhịp thở để đề phòng phù phổi cấp. Nếu người bệnh khó thở phải cho thở oxy. Phát hiện sớm các dấu hiệu phù phổi cấp.

- Nước tiểu: theo dõi lượng nước tiểu trong 24 giờ để điều chỉnh lượng nước vào cho phù hợp.

- Tiêu hóa: theo dõi các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua để phát hiện tác dụng phụ của thuốc Corticoit hay thuốc Aspirin.

- Theo dõi thời gian người bệnh sử dụng thuốc theo đúng y lệnh.

2.4.4. Giáo dục sức khoẻ

- Khi người bệnh đang điều trị: hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi...

+ Phổ biến cách dự phòng tái phát bằng cách dùng thuốc theo đơn.

+ Giải thích cho người bệnh và gia đình biết về sự cần thiết của điều trị dự phòng, hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được điều trị.

- Thời gian phòng bệnh 3-5 năm nếu không tái phát coi như khỏi. Nếu người bệnh có viêm tim thì dự phòng suốt đời.

- Hướng dẫn cho người bệnh tái khám có định kỳ.

2.5. Đánh giá quá trình chăm sóc

Một người bệnh thấp tim được đánh giá chăm sóc tốt khi:

- Tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt, các triệu chứng giảm hoặc mất: không sốt, khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau.

- Các xét nghiệm: bạch cầu và VS trở lại bình thường. - Người bệnh không mắc thêm biến chứng.

- Công tác điều dưỡng được thực hiện đầy đủ. - Biết cách phòng tái phát khi ra viện.

BÀI 4 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU MÃO1. ÐẶC ÐIỂM BỆNH HỌC CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 1. ÐẶC ÐIỂM BỆNH HỌC CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

1.1. Ðại cương

Tai biến mạch máu não là do giảm chức năng của não xảy ra đột ngột do một mạch máu bị vỡ hoặc tắc bao gồm động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch mà không phải do chấn thương.

Tai biến mạch máu não tăng theo lứa tuổi, nhất là từ 50 tuổi trở lên. Nam thường ưu thế hơn giới nữ. Ở các nước công nghiệp phát triển như châu Âu và châu Mỹ, nhồi máu não chiếm khoảng 80%, ở nước ta khoảng 60%, còn lại là xuất huyết não. Ðể đánh giá tình hình tai biến mạch máu não phải dựa vào 3 tỷ lệ sau đây:

- Tỷ lệ mới mắc (incidence) theo OMS là 150-250/100.000, ở nước ta nói chung từ 20-35/100.000, tại Huế là 27,71/100000 dân theo điều tra năm 1989- 1994.

- Tỷ lệ hiện mắc (prevalence) theo OMS là 500-700/100.000 dân, ở nước ta nói chung từ 45-85/100.000.

- Tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân (nói lên tính chất trầm trọng của bệnh). Tỷ lệ này rất khác nhau giữa các nước, từ 35-240/100.000, ở nước ta 20-25/100.000 dân.

Về phân loại, người ta chia làm hai thể chính sau đây:

- Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não, nhũn não): xảy ra khi mạch máu bị nghẽn hoặc bị lấp.

- Xuất huyết não: khi máu thoát khỏi mạch vỡ vào nhu mô não, nếu vào khoang dưới nhện gọi là xuất huyết dưới nhện; phối hợp cả 2 loại gọi là xuất huyết não màng não.

1.2. Nhồi máu não

1.2.1. Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w