BỆNH HỌC Định nghĩa

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 100 - 102)

- Phòng bệnh cấp

1. BỆNH HỌC Định nghĩa

1.1. Định nghĩa

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường máu mạn tính, khởi phát do các yếu tố di truyền và ngoại lai phối hợp. Đường huyết gia tăng là hậu quả thiếu insulin hoặc do đề kháng insulin.

1.2. Xếp loại

Theo OMS sự xếp loại như sau: − ĐTĐ typ I: phụ thuộc insulin.

− ĐTĐ typ II: không phụ thuộc insulin. − ĐTĐ liên hệ suy dinh dưỡng.

− Các typ khác phối hợp với một số bệnh và hội chứng: tổn thương tụy, bất thường insulin hoặc thụ thể insulin.

1.3. Nguyên nhân

− Các nguyên nhân nguyên phát

+ ĐTĐ typ I: đái tháo đường thể phụ thuộc insulin.

+ ĐTĐ typ II: đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin. + Đái tháo đường khởi phát ở người trẻ (MODY).

− Các nguyên nhân thứ phát

+ Do bệnh tụy: xơ tụy, viêm tụy… + Do bất thường về hormone.

+ Bệnh nội tiết khác: to đầu chi, Basedow. + Do thuốc và một số hóa chất.

+ Do bất thường về thụ thể của insulin. + Các hội chứng bất thường về gen.

1.4. Lâm sàng

1.4.1. Đái tháo đường typ I

− Thường bắt đầu ở trẻ em hoặc người lớn dưới 40 tuổi

− Khởi phát lâm sàng rầm rộ với dấu chứng đặc hiệu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút nhanh.

− Biến chứng thường gặp: hôn mê do nhiễm toan ceton, biến chứng mạn tính như: vi mạch mắt, vi mạch thận, phụ thuộc insulin ngay từ đầu

− Đái tháo đường typ I có liên quan đến yếu tố HLA , nhất là có sự hiện diện của các kháng thể kháng men khử carboxyl của acid glutamic hay kháng thể kháng tế bào đảo.

1.4.2. Đái tháo đường typ II

− Thường xảy ra ở người lớn tuổi trên 40 tuổi, có tính gia đình. Bệnh thường gặp ở người béo, sống tĩnh tại.

− Bệnh phát triển từ từ trong nhiều năm, khởi phát thường không rõ ràng, thể trạng béo hay bình thường. Phát hiện bệnh nhờ các biến chứng về mạch máu lớn: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, tắc mạch chi, nhiếm khuẩn lâu lành…

1.5. Chẩn đoán

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm 2016, Chẩn đoán Đái tháo đường khi có ít nhất một trong 4 các tiêu chuẩn sau

1. Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L)

(Đói được định nghĩa là không dung nạp calo trong ít nhất 8h)

2. Đường huyết 2 giờ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm test dung nạp glucose (Thực hiện như mô tả của WHO, sử dụng 75g glucose khan hòa tan trong nước) 3. HbA1c ≥ 6.5% (48 mmol/mol).

Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp được cấp chứng chỉ bởi NGSP và đáp ứng tiêu chuẩn DCCT.

4. Người bệnh có các triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl ( 11.1 mmol/l ).

(1), (2), (3): Trong trường hợp tăng đường huyết không rõ ràng thì cần phải làm lại xét nghiệm.

 Test dung nạp glucose

Người bệnh nhịn đói qua đêm rồi lấy máu làm xét nghiệm. Tiếp sau đó cho người bệnh uống 75g glucose pha trong 250ml nước uống một lần.

Test dung nạp glucose bằng đường uống được xác định như sau: − 2 giờ sau uống glucose, nếu:

+ < 140mg/dl (7,8 mmol/l) = dung nạp glucose bình thường.

+ ≥ 140mg/dl và < 200mg/dl (11,1 mmol/l) = tổn thương dung nạp glucose. + ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) = chẩn đoán đái tháo đường.

− Test dung nạp glucose chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: chế độ ăn, tuổi, chế độ nghỉ ngơi, thuốc men…

1.6. Xử trí

− Mục tiêu chính: bình thường hóa hoạt động của insulin, nồng độ máu để làm giảm các biến chứng mạch và không ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh.

− Điều trị tăng đường huyết cần chú ý: chế độ ăn, tập luyện và thuốc.

− Phương pháp điều trị có thể thay đổi trong suốt quá trình bệnh lý, do những thay đổi về sinh hoạt và điều trị. Người bệnh đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các biện pháp điều trị.

1.7. Biến chứng

− Thường gặp là hạ đường máu. Gọi là hạ đường máu khi đường máu hạ xuống dưới 50mg% (dưới 3mmol/l). thường xảy ra do dùng quá nhiều insulin, dùng không đúng chỉ định, ăn quá ít hay lao động quá nhiều.

− Biến chứng tại các cơ quan:

+ Ngoài da: mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm bộ phận sinh dục…

+ Mắt: đục nhân mắt, thoái hóa võng mạc, teo dây thần kinh thị giác… + Răng miệng: viêm chân răng, răng lung lay, rụng răng…

+ Phổi: viêm phổi, áp xe phổi

+ Tim mạch: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… + Tiêu hóa: ỉa lỏng, gan to nhiễm mỡ…

+ Thận: viêm mủ đài bể thận…

+ Thần kinh: viêm dây thần kinh tọa, thần kinh trụ… + Hôn mê do toan máu

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 100 - 102)

w