Triệu chứng học

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 34 - 35)

- Lấp mạch (embolie)

1.2.2. Triệu chứng học

Nhồi máu khu vực động mạch cảnh

- Nhồi máu động mạch não giữa: nhồi máu động mạch não giữa chiếm 80% các nhồi máu của bán cầu não và chủ yếu nhánh nông.

+ Nhánh nông:

* Nhánh nông trước: liệt nửa người khác bên ưu thế tay-mặt, rối loạn cảm giác khác bên ưu thế tay-mặt, liệt động tác liếc phối hợp 2 mắt về phía bên kia, thất vận ngôn kiểu Broca nếu bán cầu ưu thế.

* Nhánh nông sau: bán manh cùng tên bên đối diện thể 1/4 dưới. Nếu ở bán cầu ưu thế thì có thất ngôn kiểu Wernicke, mất thực dụng ý niệm vận động, mất đọc, mất viết, mất khả năng tính toán, quên ngón tay, không phân biệt được phải trái. Nếu ở bán cầu không ưu thế thì sẽ có các triệu chứng sau: mất nhận biết tên đồ vật, mất phân biệt 1/2 sơ đồ cơ thể và không gian bên trái kèm mất thực dụng.

+ Nhánh sâu:

* Liệt 1/2 người nặng, tỷ lệ đôi khi có bán manh cùng bên, rối loạn cảm giác kín đáo hoặc không, rối loạn diễn đạt chủ yếu nói khó (bán cầu ưu thế).

* Nếu nghẽn hoàn toàn nhánh nông lẫn nhánh sâu liệt nửa người nặng, tỷ lệ kèm mất cảm giác, bán manh cùng tên, thất ngôn nếu ở bán cầu ưu thế rối loạn ý thức.

- Nhồi máu động mạch não trước: + Nhánh nông:

* Nếu một bên thì liệt chân bên đối diện, rối loạn cảm giác chân bị liệt, đái không tự chủ, có phản xạ nắm (grasping reflex), rối loạn chức năng cao cấp như ngôn ngữ thu

hẹp, thờ ơ, đãng trí, không còn các cử chỉ phức tạp. Nếu tổn thương 2 bên gây liệt 2 chân và rối loạn trí nhớ.

+ Nhánh sâu:

* Liệt 1/2 toàn bộ đồng đều, mất cảm giác kiểu 1/2 người, bán manh cùng tên, không có thất vận ngôn.

* Nếu tắc động mạch cảnh trong: gây hội chứng thị-tháp với biểu hiện mù mắt bên tắc và liệt nữa người bên đối diện.

- Nhồi máu khu vực động mạch sống nền:

Động mạch sống nền tưới máu cho hành não, cầu não, cuống não, tiểu não, gian não, đồi thị, mặt trong thùy chẩm, mặt trong thùy thái dương, 1/5 sau của thể chai.

- Ðộng mạch não sau:

Bán manh cùng tên, mất đọc, lú lẫn tâm thần, quên (hội chứng Korsakoff), nếu hai bên thì mù vỏ não nhưng còn phản xạ đối với ánh sáng, có thể có rối loạn cảm giác 1/2 người do tổn thương đồi thị (hội chứng Dejerine-Roussy), múa giật, múa vờn.

- Ðộng mạch thân nền: tùy theo vị trí mà cho nhiều hội chứng liệt chéo, rối loạn ý thức và giấc ngủ (do tổn thương hệ thống lưới).

+ Nếu nhồi máu lớn ở thân não thường tử vong, có thể gây hội chứng tháp 2 bên nặng hơn là hội chứng giam hãm: liệt tứ chi, liệt dây VI, VII cả 2 bên và chỉ còn động tác nhìn lên.

+ Tổn thương cuống não gây hội chứng Weber là liệt dây III cùng bên tổn thương và liệt tay chân bên đối diện khi tổn thương phần giữa phía bụng, nếu tổn thương phần sau giữa gây hội chứng Claude đó là liệt dây III và hội chứng tiểu não bên đối diện.

+ Tổn thương cầu não gây hội chứng Millard-Gubler là liệt VII ngoại biên cùng bên tổn thương và liệt tay chân bên đối diện, hoặc hội chứng Foville liệt VI bên tổn thương và liệt tay chân bên đối diện.

+ Tổn thương hành tủy thường gặp hơn đó là hội chứng Walenberg do nhũn vùng bên hành tủy thường khởi đầu đột ngột, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, nhức đầu phía sau, nôn, nấc cụt, rối loạn nuốt.

+ Tổn thương tiểu não: chóng mặt, nôn, hội chứng tiểu não, giật nhãn cầu, lưu ý nhũn tiểu não gây phù nặng dẫn tới chèn ép thân não hoặc tụt kẹt hạnh nhân tiểu nảo nên phải phẫu thuật.

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w