BÀI 11 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI 1 BỆNH HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 91 - 92)

- Phòng bệnh cấp

2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN 1 Nhận định tình trạng người bệnh

BÀI 11 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI 1 BỆNH HỌC

1. BỆNH HỌC

1.1. Ðại cương

Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp. Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong màng phổi, rất hiếm khi tiên phát mà thường thứ phát sau một bệnh khác. Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi thường không khó lắm, nhưng tìm nguyên nhân gây bệnh rất khó, khoảng 30% tràn dịch màng phổi không tìm được nguyên nhân.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến bệnh mà dịch màng phổi có nhiều tính chất khác nhau về màu sắc: trong, vàng chanh, đục, mủ, đỏ máu, trắng đục...; về sinh hóa: dịch thấm, dịch tiết, máu...; về tế bào: bạch cầu đa nhân, lymphocyte, hồng cầu, tế bào nội mô; về vi trùng và các tính chất khác.

Tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ khá cao so với các bệnh đường hô hấp, điều trị nội khoa nhiều lúc không hiệu quả, để lại nhiều biến chứng và di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ngày nay nhờ có nhiều loại kháng sinh tốt và mạnh nên hạn chế phần nào tỉ lệ tử vong và giảm nhẹ biến chứng.

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

1.2.1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân tại phổi và màng phổi :

+ Nhiễm trùng: thường thứ phát sau các thương tổn phổi (viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm...) hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất).

+ Siêu vi: nguyên phát hay thứ phát

+ Ung thư: phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn.

+ Ký sinh trùng: thường gặp do amíp (do áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào xoang màng phổi), sán lá gan

+ Thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp. + Dị ứng, Hodgkin giai đoạn nặng, bệnh tạo keo.

+ Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi... + Không rõ nguyên nhân.

- Nguyên nhân ngoài phổi và màng phổi :

Thường gặp là dịch thấm do các bệnh lý ở tim (suy tim), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư, suy thận), suy dinh dưỡng. Hoặc u nang buồng trứng (hội chứng Demons Meigs), bệnh tự miễn, bệnh tạo keo, viêm tụy cấp.

Tràn dịch màng phổi ở đây chỉ nhấn mạnh đến nguyên nhân do vi khuẩn sinh mủ, thường gặp là phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, E.Coli, Klebsilla pneumoniae, Actinomyces, trực khuẩn mủ xanh, nếu có mùi thối là do hoặc phối hợp với các loại yếm khí.

Các thương tổn có thể nguyên phát tại màng phổi nhưng thường là thứ phát sau các thương tổn phổi, màng tim, hoặc từ các cơ quan khác như gan, trung thất, áp xe dưới cơ hoành... hoặc từ đường máu đến (nhiễm trùng huyết) hoặc trên một cơ địa thương tổn phổi có sẵn (lao, ung thư...) rồi bội nhiễm hoặc tràn dịch sau tràn khí màng phổi.

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh

Bình thường giữa hai lá màng phổi có một lớp dịch rất mỏng để 2 lá màng phổi trượt lên nhau. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi có tăng tính thấm mao mạch, giảm áp lực keo trong máu, thay đổi áp lực thủy tĩnh, giảm tuần hoàn bạch mạch, xuất huyết... trong đó có vai trò của viêm là quan trọng nhất, gây dày màng phổi và chèn ép nhu mô phổi, nhưng lượng dịch này có thể được thấm trở lại vào gian bào, máu sau khi được điều trị.

Người ta chia ra dịch thấm và dịch tiết dựa vào lượng protein, men, tế bào, bạch cầu... Sự phân chia này có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và hướng điều trị.

1.3. Triệu chứng lâm sàng

Có 2 thể tràn dịch màng phổi sau

Một phần của tài liệu giáo trình dd nội 1 01 2017 mỹ hạnh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w