- Phòng bệnh cấp
2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN 1 Nhận định tình hình
1.8.1. Biến chứng cấp
1.8.1.1. Hen phế quản cấp nặng
Có thể xuất phát từ hội chứng đe doạ hen phế quản cấp nặng, hội chứng này có thể tương ứng với tình trạng cơn hen cấp không đáp ứng với điều trị thông thường và nặng dần; hoặc xảy ra rất cấp đôi khi trong vòng vài phút. Ðó là tình trạng nguy cấp có tiên lượng sinh tử trong thời gian ngắn. Chẩn đoán phải được thực hiện sớm.
- Những dấu chứng hô hấp:
+ Tím, vã mồ hôi, khó thở nhanh nông, tần số thở trên 30 lần/phút kèm dấu co kéo các cơ hô hấp.
+ Rối loạn tri giác: lo âu, vật vã hay ngược lại lơ mơ có thể đi dần vào hôn mê. + Có thể thở chậm chứng tỏ suy kiệt cơ hô hấp và báo trước sự ngưng hô hấp. + Nghe phổi: im lặng cả hai bên phổi.
+ Lưu lượng thở ra đỉnh dưới 150 lít/phút. + PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg. + pH máu < 7,38.
- Những dấu chứng tim mạch:
+ Mạch nhanh thường trên 120 lần/phút, mạch chậm là dấu chứng rất nặng báo hiệu ngưng tuần hoàn.
+ Mạch nghịch lý làm mạch giảm biên độ trong kỳ thở vào, có thể xác định bằng cách đo hiệu áp tâm thu giữa kỳ thở ra và kỳ thở vào, thường trên 20 mmHg.
+ Tâm phế cấp với dấu chứng suy tim phải.
+ Huyết áp có thể tăng liên quan đến sự tăng PaCO2, huyết áp hạ trong những trường hợp quá nặng.
1.8.1.2. Tràn khí màng phổi
Do vỡ bóng khí phế thủng. 1.8.1.3. Nhiễm khuẩn phế quản-phổi
Thường do Streptococcus pneumoniae, haemophilus influenza, staphylococcus aureus, mycoplasma pneumonniae, legionella pneumophila.