Quy định về quyền tiếp cận thông tin trong tài liệu lưu trữ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.1.2. Quy định về quyền tiếp cận thông tin trong tài liệu lưu trữ cá nhân

Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013, tại điều 25 có quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [31;7]. Như vậy với quy định

này, mọi công dân Việt Nam đều được tiếp cận thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có thông tin trong tài liệu lưu trữ để sử dụng vào các mục đích chính đáng, không trái với quy định của pháp luật. Điều này cũng thể hiện trong điều 29, khoản 1 của Luật Lưu trữ “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục

vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác” [31;13].

Trong Luật tiếp cận thông tin tại điều 7 khoản 2, khoản 3 “Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được

người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường

hợp được các thành viên gia đình đồng ý” [34;2]. Theo quy định này, thì thông tin

trong TLLT cá nhân có thể cung cấp cho độc giả đến KTSD tại các trung tâm nếu đã được gia đình cá nhân uỷ quyền quản lý cho Trung tâm lưu trữ và thoả thuận cam kết đồng ý cho sử dụng tài liệu đó vào các mục đích chính đáng. Trong trường hợp khác, nếu chưa có sự đồng ý của gia đình cá nhân thì người đọc vẫn có thể tiếp cận tài liệu nếu được người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định cung cấp thông tin.

Luật Lưu trữ 2011, tại khoản 5, Điều 30 có quy định:“Tài liệu liên quan đến cá

nhân được khai thác sau 40 năm kể từ năm các cá nhân đó mất” [33;14]. Như vậy,

người đọc hoàn toàn có quyền khai thác thông tin trong các hồ sơ, TLLT cá nhân đáp ứng yêu cầu nêu trên. Chiếu theo quy định này, tác giả cũng thống kê được khá nhiều phông mà người đọc có thể khai thác được, ví dụ như Phông cá nhân nhạc sĩ Văn Cao (ông mất năm 1995), Phông cá nhân GS. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Cao Huy Đình (ông mất năm 1975), Phông cá nhân nhà sử học Trần Văn Giáp (ông mất năm 1973), Phông cá nhân nhà thơ Tú Mỡ (ông mất năm 1976), Phông cá nhân nhà văn Hoàng Ngọc Phách (ông mất năm 1973), Phông cá nhân nhà chính trị Tôn Quang Phiệt (ông mất năm 1973)... Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tác giả cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin trong các tài liệu này. Mặc dù Nhà nước đã quy định nhưng do không có “Bản cam kết” cho phép khai thác sử dụng thông tin trong tài liệu của gia đình các cá nhân này, nên tác giả cũng không được phép tiếp cận. Đây cũng là một hạn chế rất lớn đối với công tác khai thác sử dụng TLLT cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III hiện nay.

Tóm lại, cũng bởi TLLT cá nhân có tính sở hữu, việc cho phép khai thác sử dụng liên quan đến chủ sở hữu tài liệu nên gây ra nhiều hạn chế, rào cản đối với công tác khai thác sử dụng TLLT, nhất là các quy định về việc xin ý kiến của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ cá nhân trong việc cho phép khai thác, sử dụng tài liệu đã gây ra một số khó khăn đối với độc giả. Đây cũng chính là những bất cập trong việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận tài liệu đối với độc giả khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 25 - 26)