Khái quát về khối lượng tài liệu lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Khái quát về khối lượng tài liệu lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm

thường được thành lập đối với những cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Hiện tại, Trung tâm đã thu thập và thành lập được hơn 100 phông lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu và phục vụ nhu cầu khai thác của độc giả trên khắp cả nước qua các hình thức khai thác sử dụng TLLT khác nhau được tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Như vậy, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thực sự là “kho thông tin vàng” với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung. Những TLLT tại Trung tâm là nguồn sử liệu vô giá phản ánh toàn diện, đầy đủ, khách quan và xác thực nhất cả quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh bảo về đất nước.

2.2. Tình hình tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tâm Lưu trữ Quốc gia III

2.2.1. Khái quát về khối lượng tài liệu lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Trung tâm lưu trữ Quốc gia III là một trong bốn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Hiện nay Trung tâm đang lưu trữ và bảo quản 107 Phông lưu trữ cá nhân và 04 gia phả dòng họ lớn được chia thành các lĩnh vực khác nhau như: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, văn hóa, hoạt động chính trị… Cụ thể như sau:

Toán học Hoàng Tụy, GS. Nhà Toán học Tạ Quang Bửu, Phó giáo sư Bùi Duy Tân, TS. Y học Lã Thị Bưởi,…

- Khoa học xã hội: Văn học (Nhà văn Đặng Việt Châu, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tất Đạt, GS.NCS VHDG Cao Huy Đỉnh, Hàn Thế Duy, Nguyễn Xuân Đức, Chu Hà, Đại tá Nhà văn Nam Hà, Bùi Hiển, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khôi, Nguyễn Đỗ Lưu, Lê Lựu, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Tú Nam, Nguyễn Ngọc, GS.TSKH VHDG Phan Đăng Nhật, Hoàng Ngọc Phách, Nhà phê bình Văn học Hoài Thanh); Thơ ca (Nhà thơ Cù Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Chính Hữu, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đỗ Lưu, Tú Mỡ, Vũ Quần Phương, Xuân Quỳnh, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Vũ Thao, Anh Thơ, Trần Hữu Thung, Đoàn Kim Vân, Nguyễn Duy Yên…) Sử học (GS.Nhà NC Văn học, Sử học Đào Duy Anh, Nhà sử học Trần Văn Giáp, GS.TS Sử học, Xã hội học Phạm Huy Thông, GS Sử học, Nhà văn, Nhà báo Văn Tân, Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Phúc, Lê Thước…)

- Hoạt động chính trị: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh, GS. AHLĐ Đặng Vũ Khiêu, Nhà hoạt động Chính trị Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Đình Phúc, …

- Sân khấu, điện ảnh: Đào Hồng Cẩm, Lộng Chương, Nguyễn Tất Đạt, Phan Hồ, Nguyễn Nhưng, Phan Thoan, Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ…

- Âm nhạc: Nhạc sĩ Vĩnh An, Văn Cao, Huy Du, Phạm Hữu Đức, Trần Hoàn, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Ký, Mộng Lân, Trọng Loan, Phong Nhã, Doãn Nho, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Ngọc Trác, Nguyễn Tài Tuệ…

- Hội họa: Họa sĩ Bùi Trang Chước, Học sĩ Ngọc Linh, …

- Gia phả 04 dòng họ lớn như: Họ Chu Văn, họ Đỗ, họ Phan và họ Tạ.

Về khối lượng tài liệu lưu trữ của các phông lưu trữ cá nhân hiện nay được chia thành các hồ sơ, đơn vị bảo quản. Một số Phông Lưu trữ được sưu tầm đầy đủ như: Phông Lưu trữ Nhà phê bình Văn học Hoài Thanh, phông Giáo sư Nhà nghiên cứu Văn học, Sử học Đào Duy Anh, Nhà hoạt động chính trị Tôn Quang Phiệt, GS. Nhà nghiên cứu Văn học Đặng Thai Mai, GS, TS Sử học Phạm Huy Thông…

(Về khối lượng đầy đủ của các Phông lưu trữ cá nhân xin được giới thiệu chi tiết tại phụ lục III của phần phụ lục kèm theo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 32 - 33)