7. Kết cấu của đề tài
3.8. Xây dựng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trở thành điểm đến của các tour du
tour du lịch ở Việt Nam
Du lịch có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Du lịch thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế như một phần của “Khái niệm ngôi làng toàn cầu”. Khách du lịch luôn mong muốn có được một trải nghiệm mang tính tổng thể từ việc đến thăm các viện bảo tàng hay các di tích văn hóa đến việc tham gia các hoạt động như giải trí, thể thao, hội hè, thám hiểm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay các hoạt động liên quan đến kinh tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách. Nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng cùng với những tiến bộ hiện đại về giao thông, truyền thông và những cải thiện chung về an sinh kinh tế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch nên cũng hình thành nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch tâm linh, du lịch MICE,... Trong đó loại hình du lịch văn hoá đang ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước cũng như nhân dân. Việc phát triển du lịch văn hóa là cách để phát huy truyền thống lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thế giới.
Các trung tâm lưu trữ mà trong đó có Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và có giá trị đặc sắc - đó chính là TLLT. TLLT là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử và là một trong những nguồn di sản văn hóa có giá trị đặc biệt của mỗi dân tộc. Xây dựng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thành điểm đến của khách du lịch là một hình thức phát huy giá trị TLLT mới nhất. Hình thức này đã được các nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc thực hiện và nhận được những kết quả rất tốt. Ví dụ, Lưu trữ Quốc gia Pháp, người ta mở cửa các Trung tâm lưu trữ và liên kết với Bảo tàng để đón khách du lịch. Các TLLT của các cá nhân kiệt xuất, các nhân vật lịch sử của quốc gia hay các TLLT có giá trị khác đều được trưng bày, triển lãm hoặc in ấn thành các ấn phẩm, lưu niệm… Những hoạt động này đã giúp cho ngành du lịch nội địa cũng như ngoại quốc của quốc gia họ phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu. Do đó, với tiềm năng của mình, các Trung tâm lưu trữ có tiềm năng du lịch, hội tụ các điều kiện cần thiết để trở thành một điểm đến du lịch nếu được đầu tư xây dựng tốt và có các chính sách phát triển đồng bộ. Các trung tâm lưu trữ có thể trở thành điểm đến của các tour du lịch lịch sử - văn hoá, thông qua đó du khách có thể tìm hiểu các sự kiện lịch sử, truyền thống lịch sử, các nhân vật lịch sử và được sống lại những thời khắc trong quá khứ.
Hoặc theo chia sẻ của GS.Brizen1 trong buổi nói chuyện chuyên đề về Lưu trữ
các doanh nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức thì ở Đức có doanh nghiệp thuộc các
ngành sản xuất khác nhau, trường hợp doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy, họ xây dựng bảo tàng giấy để trưng bày các tài liệu về “ông tổ ngành giấy của họ”, những nhà lãnh đạo tài ba của doanh nghiệp, cũng như các hiện vật và tài liệu liên quan đến lĩnh vực sản xuất của họ. Ở đây trẻ em có thể tới bảo tàng, được nghe các câu chuyện về “ông chủ” của họ, những mẩu chuyện đáng nhớ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của họ, hay đọc các tài liệu hướng dẫn cách làm giấy rồi được tự tay làm các loại giấy. Hầu hết trẻ em và nhiều người dân cũng như khách du lịch ghé đến bảo tàng đều khá thích thú khi được nghe và được thực hiện công việc này, nên lượng người đến thăm bảo tàng giấy của doanh nghiệp hàng năm khá đông đảo2. Như vậy, do nhận thức được giá trị các di sản của mình, trong đó có TLLT nên các doanh nghiệp ở Đức đều có sự nhận thức rất đầy đủ và đúng đắn: coi TLLT là một loại di sản đi kèm các hiện vật đồng thời di sản này phải đưa ra phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng của xã hội.
Có thể nói, muốn biết về sự hình thành và phát triển của một đất nước, khách du lịch trước hết sẽ đến thăm các bảo tàng và các kho lưu trữ. Ở nước ngoài, hình thức bảo tàng, các lưu trữ và ngành du lịch thường kết hợp với nhau để xây dựng Trung tâm Lưu trữ thành điểm đến của khách du lịch vì bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn sự tò mò về quá khứ.
Bên cạnh đó, như đã nêu trên, hơn 100 phông lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là nguồn sử liệu có giá trị phản ánh chân thực về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng, hoạt động khoa học, sáng tác nghệ thuật… của các cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… TLLT cá nhân đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy nhất bao gồm bản thảo viết tay, bản gốc, bản chính... Hơn nữa, thành phần của TLLT cá nhân ngoài các tài liệu về nghiên cứu, sáng tác còn có những kỷ vật, thư tay và một số đồ dùng cá nhân đã tạo nên nét nổi bật, thu hút được sự quan tâm của độc giả đến nghiên cứu. Như vậy, trong khi Bảo tàng có khả năng cung cấp cho du khách những hiện vật có liên quan đến cá nhân thì Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III sẽ cung cấp cho du khách về thông tin của những hiện vật đó bằng các TLLT cá
1
GS Sử học nước CH Liên bang Đức
2 Đinh Thị Hải Yến (2014), Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức quản lý TLLT của các doanh nghiệp tư nhân, Luận văn Thạc sỹ Lưu trữ học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
nhân đang bảo quản tại trung tâm. Nếu kết hợp hiện vật đó với TLLT liên quan thì thông tin quá khứ có độ chân thực cao hơn. Ngược lại, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III sẽ cung cấp những tài liệu có xuất xứ cá nhân quan trọng để lý giải các hiện vật, giúp bảo tàng có được những thông tin quý giá xung quanh hiện vật đó.
Tuy nhiên, trên thực tế các trung tâm lưu trữ hiện nay vẫn chưa phát huy được tiềm năng du lịch của mình và trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Ngoài ra, không chỉ TLLT cá nhân mà các TLLT khác cũng chỉ thật sự phát huy giá trị khi được khai thác sử dụng để phục vụ các mặt hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Chính vì vậy việc đưa TLLT ngày càng đến gần hơn với công chúng là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chất chiến lược của các cơ quan lưu trữ.
Để xây dựng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thành điểm đến tham quan, học tập là một vấn đề quan trọng, cần phải có sự liên kết của rất nhiều cơ quan, tổ chức. Trước hết cần phải có sự liên kết giữa các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia với nhau vì mặc dù khối lượng tài liệu ở mỗi Trung tâm là khác nhau nhưng giữa các tài liệu và công tác lưu trữ tại mỗi trung tâm lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, tại mỗi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đều bảo quản tài liệu ở các chế độ khác nhau nên khi hợp tác sẽ cung cấp cho độc giả nguồn TLLT cá nhân xuyên suốt các thời kỳ lịch sử, tạo nên một bức tranh đặc sắc, đầy đủ và hoàn thiện các thế hệ cha ông tiêu biểu của dân tộc. Nếu biết kết hợp sử dụng và khai thác thì sẽ tạo sự độc đáo, đặc sắc đối với khách du lịch.
Để có thể làm được điều đó, không chỉ đơn thuần là việc đưa các trung tâm lưu trữ trở thành các khu du lịch mà cần có sự hợp tác với các cơ quan khác như thư viện, các cơ quan truyền thông, các công ty du lịch… Việc hợp tác đó nhằm xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ và chất lượng cũng như các hình thức khai thác sử dụng TLLT phong phú và da dạng hơn.
Các cơ quan lưu trữ có thể thiết lập mối quan hệ thường xuyên với thư viện. Nếu như các kho lưu trữ có chức năng lưu trữ, bảo quản tài liệu thì thư viện lại là nơi giới thiệu TLLT đến cho bạn đọc. Hoặc có những TLLT chuyên ngành mà các TLLT không có thì ở các thư viện sẽ có. Nếu các cơ quan lưu trữ và thư viện kết hợp với nhau thì phần nào giúp độc giả tiếp cận TLLT dễ dàng và thuận lợi hơn.
Việc kết hợp giữa du lịch và lịch sử - văn hoá, hay nói cách khác việc kết hợp giữa các nhà kinh doanh lữ hành và các trung tâm lưu trữ sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc và tạo ra những lợi ích cho cả hai bên. Thực tế hiện nay cho thấy các trung tâm lưu trữ chưa có sự gắn kết với các công ty du lịch để quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình, do đó các trung tâm lưu trữ chưa thực sự được mọi đối tượng trong xã hội
biết đến. Tuy nhiên, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có thể coi đây là một định hướng mà mình có thể hướng đến trong tương lai gần. Tác giả cho rằng, nếu giải pháp này được triển khai sẽ là ‘‘làn gió mới’’ thổi vào công tác TCKTSD TLLT của ngành Lưu trữ nước nhà.
Tiểu kết Chương 3
Trong nội dung Chương 3, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TCKTSD TLLT cá nhân. Cụ thể là nhóm giải pháp đối với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, đối với chủ sở hữu tài liệu và đối với độc giả đến khai thác sử dụng. Tuy nhiên, để công tác TCKTSD TLLT cá nhân được hiệu quả, trước hết cần phải đơn giản hóa các thủ tục khai thác; tạo mọi điều kiện để độc giả có thể tiếp cận tài liệu và song song với các hình thức đang thực hiện, cần phải tiếp tục đa dạng các hình thức phát huy giá trị tài liệu. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong thời gian tới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cần phải đề xuất với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự, thủ tục và các quy định trong việc tổ chức khai thác sử dụng TLLT cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả.
KẾT LUẬN
Lưu trữ bảo tồn ký ức chung của xã hội với dấu ấn ở hầu hết những văn bản hằng ngày, đó là những tài liệu chứa đựng những hiện thực của cả tập thể và những cá nhân mà chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Với lịch sử lâu đời như lịch sử loài người, bên cạnh việc đảm bảo cho sự tồn tại của các di sản tài liệu của quốc gia, tài liệu chính là hồi ức ghi lại quá trình thực thi của chính quyền cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
Có thể nói, Lưu trữ là lĩnh vực cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia và dân tộc, nhằm giữ gìn, bảo tồn và khai thác các tài liệu quý và cả các tài liệu đặc biệt quý, cả vật thể và phi vật thể của quốc gia, dân tộc, của các cơ quan, tổ chức, của các dòng tộc, cá nhân, trên các tất cả các lĩnh vực về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, khoa học kỹ thuật... Ở một góc độ nào đó, nếu lĩnh vực lưu trữ thực hiện tốt qua các phông lưu trữ sẽ toát lên cả một nền văn minh quốc gia, cả một lịch sử dân tộc, các giá trị lịch sử truyền thống của đất nước sẽ được tái hiện thông qua giá trị các tài liệu và các vật lưu trữ. Công tác lưu trữ càng tốt, càng đầy đủ thì giá trị của nền văn hiến, lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia càng sâu sắc hơn và sẽ có tác dụng to lớn trong giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau, phục vụ tốt hơn công cuộc xây dựng Tổ quốc trong tình hình mới. Nhà nước quản lý điều hành bằng pháp luật, có nghĩa là bằng hệ thống luật pháp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu trữ hoàn thiện có nghĩa chủ trương, đường lối, sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với công tác này được thể hiện một cách đầy đủ Công tác lưu trữ do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý thống nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ nêu trên đã góp phần việc chỉ đạo, định hướng để các cơ quan, tổ chức thực hiện thống nhất về lưu trữ.
Hiện nay, với hơn 100 phông lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III với thành phần tài liệu phong phú, đa dạng từ tiểu sử, tài liệu sáng tác, tư liệu, sổ ghi chép, băng đĩa, ảnh, bưu thiếp, thư từ... được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của các cá nhân, tiêu biểu, kiệt xuất. Trong khối tài liệu cá nhân có những phông có số lượng tài liệu lớn, hội tụ tương đối đầy đủ các thành phần tài liệu và đa số là bản thảo các công trình nghiên cứu, sáng tác như các phông của nhà sử học Trần Văn Giáp, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, nhà văn Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Văn Bổng, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà thơ Xuân Sanh, nhà viết kịch Hàn Thế Du, nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương, giáo sư xã hội học Phạm Huy Thông, nhà hoạt động nhà nước Tôn Quang Phiệt... Đặc biệt, có khối tài liệu phim, ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản với số lượng lớn gồm hơn 2000 tấm phim, ảnh... đang là chủ đề được đông đảo độc giả và nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, so với giá trị của tài liệu mang lại thì việc tổ chức phát huy giá trị tài liệu qua các hình thức TCKTSD chưa tương xứng với nhau.
Qua khảo khảo sát và phân tích giá trị, nội dung và các hình thức TCKTSD TLLT cá nhân, tác giả đã phân tích, chỉ ra nguyên nhân và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đối với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chủ sở hữu tài liệu và độc giả đến nghiên cứu khai thác. Việc triển khai tổ chức các giải pháp để đa dạng hóa các hình thức khai thác; ứng dụng mô hình TCKTSD TLLT cá nhân trực tuyến hay xây dựng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thành điểm đến tham quan, du lịch trên thực tế đòi hỏi cần phải có hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp đã trình bày ở trên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả cũng xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị các các cơ quan liên quan tới hoạt động lưu trữ như sau:
Đối với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước: Cần bổ sung và hoàn thiện chiến
lược phát triển của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Đầu tiên, Bản Quy hoạch phát triển ngành Văn thư Lưu trữ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đến nay đã đi đến cuối chặng đường (2012-2019). Thời điểm này, cơ quan quản lý cần tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển ngành lưu trữ Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.