Giới thiệu vài nét về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu vài nét về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một trong bốn Trung tâm Lưu trữ lớn nhất của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 118/TCCB ngày 10/6/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và hoạt động theo Quyết định số 35/QĐ-VTLTNN ngày 06/4/2004 của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Theo Quyết định nêu trên, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, có trụ sở tại số 34 Phan Kế Bính - Phường Cống Vị - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có chức năng trực tiếp quản lý và thực hiện hoạt động lưu trữ đối với TLLT thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Toàn bộ TLLT hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương, các bộ, ngành, các đoàn thể xã hội và các liên khu được thành lập từ những ngày đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay. Đồng thời, những TLLT này cũng là những chứng cứ lịch sử phản ánh chân thực, sinh động, khách quan và toàn diện cả một quá trình thành lập, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam suốt hơn 60 năm qua.

Theo thống kê, hiện nay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản khoảng gần 12.000 mét giá TLLT. Khối tài liệu này không chỉ lớn về mặt số lượng mà còn rất phong phú về loại hình, bao gồm 04 loại hình chủ yếu là:

Tài liệu hành chính: chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy dó, giấy pơ luya, giấy bãi bằng, giấy in roneo..

Tài liệu khoa học kỹ thuật: gồm các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ Tài liệu phim, ảnh ghi âm

Tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ Ngoài ra còn có thành phần tài liệu sưu tầm

Trong khối tài liệu đó, hơn 100 phông lưu trữ cá nhân đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là những phông lưu trữ có giá trị và là nguồn tài liệu để nghiên cứu các lĩnh vực chính trị, lịch sử, khoa học kỹ thuật… và về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp sáng tác của các cá nhân tiêu biểu, kiệt xuất có tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm.

Trong nhiều năm qua, thực hiện Quyết định số 644/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”, trong đó đã

xác định một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án này là “Trợ giúp các cá nhân, gia đình, dòng họ…trong việc bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ quý, hiếm - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc trước nguy cơ ngày càng bị xuống cấp do không

được bảo quản đúng chế độ” [36;1], với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia III đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động sưu tầm, thu thập và bổ sung tài liệu xuất xứ cá nhân. Trung tâm đã tiến hành nhiều phương pháp và hình thức sưu tầm, thu thập khác nhau.

Hưởng ứng tinh thần của Đề án, Trung tâm còn thực hiện việc thu thập tài liệu truyền khẩu của các nhà văn, nhà thơ như: Chu Lai, Lê Lựu, nhà thơ Trần Đăng Khoa… Những cá nhân này được Trung tâm mời đến nghiên cứu về một chủ đề nào đó để ghi lại. Đồng thời, Trung tâm cũng đang tiến hành đẩy mạnh công tác thu thập, sưu tầm tài liệu quý hiếm của cá nhân trong toàn xã hội và đã có nhiều cá nhân, gia đình trao tặng tài liệu cho Trung tâm để bảo quản.

Đến nay, Trung tâm đã và đang tích cực khảo sát, phối hợp với các cá nhân, gia đình, dòng họ có tài liệu quý, vận động họ gửi, ký gửi, tặng khối tài liệu cá nhân vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 31 - 32)