Hệ thống pháp lý

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 48 - 51)

THỰC TRẠNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ

2.1.4. Hệ thống pháp lý

Từ khi ra đời và được bổ sung, điều chỉnh cho đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện Luật NSNN 2002 đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý, điều hành NSNN; góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách 2015 và có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đã tạo ra bước chuyển biến lớn trong công tác điều hành NSNN.

Công tác KSC NSNN ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng và được đề cao. KBNN căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để kiểm soát các khoản thanh toán cho đơn vị. Ngoài việc kiểm soát tính tuân thủ

trong chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nhằm phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra tại ĐVSNCL. Quy trình kiểm soát cũng là một nhân tố làm cho công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với ĐVSNCL hiệu quả hơn.

Thông tư 161/2012/TT-BTC và Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 161/2012/TT-BTC Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (đến năm 2020 thì thực hiện theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP và Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/06/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN) đã quy định rất cụ thể, rõ ràng về phạm vi, đối tượng áp dụng; nguyên tắc kiểm soát thanh toán; điều kiện chi, hình thức và phương thức chi trả, nội dung và quy trình KSC, hồ sơ KSC và lưu giữ tại KBNN; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSNCL nắm rõ các quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN cũng như quyền hạn, trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN theo Luật NSNN và hệ thống KBNN các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ KSC của mình. Bên cạnh những mặt tích cực đó, nhất là việc “giảm thiểu hồ sơ thanh toán” đối với một số nội dung chi, cụ thể là đối với các khoản chi mà ĐVSNCL có ký hợp đồng thì đơn vị gửi cho KBNN gồm hợp đồng, biên bản nghiệm thu (năm 2020 là bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành), nếu các công việc phải lựa chọn nhà thầu thì gửi thêm quyết định lựa chọn nhà thầu (năm 2020 thì không phải gởi); còn đối với các khoản chi mà đơn vị không có ký hợp đồng, khoản chi dưới 20 triệu đồng (năm 2020 là dưới 50 triệu đồng) thì khi thanh toán đơn vị chỉ gửi bảng kê chứng từ thanh toán và khi lập bảng kê chứng từ thanh toán thì ĐVSNCL và thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi đã kê trên bảng kê chứng từ thanh toán mà không phải gửi cho KBNN các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Tuy nhiên một vấn đề có liên quan tương ứng trong việc KSC là làm cách nào để thực hiện nhiệm vụ KSC của KBNN đảm bảo “Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định” quy định tại mục 02, Điều 03 Thông tư 161/2012/TT-BTC và

tại điểm c, mục 04, Điều 04 của Thông tư 161/2012/TT-BTC đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của KBNN là “Có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho ĐVSDNS biết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong trường hợp chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không đủ các điều kiện chi theo quy định tại Điều 3 Thông tư 161/2012/TT-BTC”. Thực tế khi áp dụng tại KBNN Sơn Trà đã tạo sự không đồng nhất, xác định chưa rõ đâu là trách nhiệm KSC của KBNN đối với các trường hợp lập bảng kê chứng từ thanh toán.

Thực tế triển khai các ĐVSNCL đã nắm bắt được các quy định cũng như các mẫu biểu về cam kết chi NSNN, chấp hành và thực hiện đúng trình tự về quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN với sự hướng dẫn của cán bộ làm công tác KSC. Tuy nhiên, các ĐVSNCL nhận thức về cam kết chi chưa thực sự đầy đủ, chưa thực hiện đúng thời gian thực hiện CKC sau khi ký hợp đồng chi thường xuyên có giá trị 200 triệu đồng trở lên phải thực hiện CKC trước khi thanh toán nhằm công khai, minh bạch hóa chi ngân sách, đảm bảo chi ngân sách an toàn và hiệu quả.

Những tiện ích của việc thực hiện quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi là vậy nhưng để áp dụng một quy trình mới thì cần có sự hỗ trợ và đồng thuận từ phía cơ quan Kho bạc và các ĐVSNCL. Do vậy, trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi còn lúng túng. Đây là nghiệp vụ mới, không phát sinh thường xuyên, nên kế toán đơn vị chưa nắm rõ quy trình, cách ghi trên chứng từ, điều chỉnh, hủy, chuyển nguồn, đối chiếu cam kết chi, khi có nhu cầu phát sinh thanh toán mới gửi thủ tục để cam kết chi, thiết lập thông tin nhà cung cấp. Do vậy, Kho bạc mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn và thời gian KSC cũng bị ảnh hưởng.

Nếu hệ thống định mức chi tiêu ngân sách không phù hợp với thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học, không chính xác; dẫn đến tình trạng chi ngoài dự toán; thiếu căn cứ để KSC; ĐVSNCL thường phải tìm mọi cách để hợp lý hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với ĐVSNCL nói riêng. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các ngành, các cấp.

Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các ĐVSNCL, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cho nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w