Thực trạng phân bổ và nhập dự toán chi NSNN vào TABMIS đối với ĐVSNCL

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 51 - 53)

THỰC TRẠNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ

2.2.1. Thực trạng phân bổ và nhập dự toán chi NSNN vào TABMIS đối với ĐVSNCL

một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các ngành, các cấp.

Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các ĐVSNCL, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cho nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN ĐỐIVỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ

2.2.1. Thực trạng phân bổ và nhập dự toán chi NSNN vào TABMIS đốivới ĐVSNCL với ĐVSNCL

* Phân bổ và đồng bộ dự toán chi NSNN vào hệ thống TABMIS

Cơ quan có thẩm quyền (Bộ, ngành) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phân bổ dự toán cho các ĐVSNCL; Cơ quan Tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm tra phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các ĐVSNCL; Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các ĐVSNCL phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước.

Bắt đầu từ năm ngân sách 2010, khi KBNN Sơn Trà tham gia hệ thống TABMIS thì việc đồng bộ (nhập) dự toán cho các ĐVSNCL do các Bộ, ngành ở trung ương đã tham gia vào hệ thống TABMIS và cơ quan tài chính ở địa phương thực hiện. Căn cứ vào quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền Bộ, ngành, UBND các cấp các Bộ, ngành ở trung ương và cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính) thực hiện đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS cho các ĐVSNCL làm cơ sở cho KBNN thực hiện KSC và thực hiện hạch toán rút dự toán cho các ĐVSNCL. Trách nhiệm của KBNN thực hiện đối chiếu giữa số liệu dự toán trong hệ thống TABMIS với quyết định giao dự toán chi NSNN cho các ĐVSNCL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu sai sót thì thông báo cho cơ quan tài chính hoặc Bộ, ngành đồng bộ dự toán biết và thực hiện điều chỉnh theo quy định.

Quá trình các Bộ, ngành, cơ quan tài chính đồng bộ dự toán vào hệ thống đều là yêu cầu bắt buộc của quy trình chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Vì nếu không có dự toán trong hệ thống thì ĐVSNCL không thể rút dự toán đề chi trả cho các hoạt động của mình.

Thực tế thực hiện việc nhập, đồng bộ dự toán vào hệ thống là do cán bộ thực hiện thao tác kỹ thuật. Cho nên, đôi khi vẫn còn xảy ra sai sót như nhập sai tính chất nguồn, sai mã quan hệ ngân sách, sai mã ngành kinh tế, sai thừa, thiếu số tiền, có trường hợp không nhập hết số dự toán được giao từ đầu năm mà chỉ thực hiện nhập vào hệ thống khi ĐVSNCL có nhu cầu chi nhất là các khoản chi mua sắm, sửa chữa từ kinh phí không thường xuyên.

Bảng 2.2. Tình hình giao dự toán chi NSNN cho các ĐVSNCL tại KBNN Sơn Trà giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

NỘI DUNG Năm 2016Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dự toán năm trước

chuyển sang 3.526 1.982 2.811 4.497 4.458 Dự toán giao đầu năm 84.221 501.965 506.395 529.780 618.311 Dự toán bổ sung, điều

chỉnh 79.375 82.187 68.232 88.128 89.739

Tổng cộng 567.122 586.134 577.438 622.405 712.508

(Nguồn số liệu: Các quyết định giao dự toán của các Bộ, ngành; UBND thành phố Đà Nẵngvà UBND Sơn Trà)

Qua bảng số liệu 2.2 đã thể hiện: việc các ĐVSNCL được giao dự toán NSNN trên địa bàn quận Sơn Trà năm sau cao và nhanh hơn so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chưa phân bổ hết dự toán từ đầu năm, mà thường bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm mà chủ yếu vào thời điểm cuối năm làm ảnh hưởng đến việc sử dụng dự toán NSNN của đơn vị, tăng khối lượng công việc cho KBNN là phải hạch toán bổ sung, điều chỉnh theo quy định hoặc phải đối chiếu, kiểm tra Quyết định giao dự toán NSNN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với số liệu trên hệ thống TABMIS.

* Tạm cấp dự toán

Theo quy định của Luật NSNN, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSNCL chưa được giao dự toán thì được tạm cấp 01 tháng. Mức tạm cấp bằng 01/12 tổng chi thường xuyên năm trước trừ khoản mua sắm, sửa chữa lớn tài sản.

Khi có nhu cầu tạm cấp dự toán ĐVSNCL gửi đến KBNN giấy đề nghị tạm cấp kinh phí. Căn cứ giấy đề nghị tạm cấp kinh phí chuyên viên KSC thực hiện nhập dự toán tạm cấp vào hệ thống cho các ĐVSNCL theo quy định của Luật NSNN.

Trong thực tế có một số đơn vị thuộc ngân sách trung ương đã phải tạm cấp đến tháng thứ 02 do các Bộ, ngành chưa kịp đồng bộ dự toán vào hệ thống. Khi có dự toán chính thức, KBNN thực hiện đảo (hủy) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định.

* Điều chỉnh dự toán

Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung dự toán, điều chỉnh giảm do thu hồi, cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập, đồng bộ sai dự toán, điều chỉnh nội dụng chi: tăng nhiệm vụ này, giảm nhiệm vụ khác nhưng không làm thay đổi tổng số.

Thực tế qua các năm, việc bổ sung dự toán cho các ĐVSNCL trên địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w