Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 66 - 68)

THỰC TRẠNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ

2.2.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển. Công nghệ thông tin đã có bước phát triển khá nhanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Nắm bắt kịp thời những định hướng và chính sách của Chính phủ, của Bộ Tài chính, sớm thấy được vai trò to lớn của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của mình nên ngay từ những ngày đầu thành lập KBNN, Lãnh đạo KBNN đã đặt ra yêu cầu phổ cấp kiến thức căn bản, kỹ năng sử dụng máy tính, xây dựng bộ khung cán bộ công nghệ thông tin từ trung ương đến địa phương. Có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác công nghệ thông tin. Giai đoạn từ 1990-1994 KBNN đã triển khai phần mềm Kế toán nghiệp vụ KBNN. Giai đoạn từ năm 1995-1999, KBNN bắt đầu tập trung triển khai hệ thống mạng cục bộ tại từng đơn vị KBNN. Đây là giai đoạn chuyển từ bước sơ khai ban đầu đơn lẻ, thủ công sang hệ thống mạng. Chương trình kế toán được nâng cấp để vận hành trên mạng cục bộ. Giai đoạn ba khoảng từ năm 1999-2002, trong khuôn khổ hợp tác giữa KBNN với Tổng cục Tài chính công Pháp, KBNN nhận được tài trợ dự án hiện đại hóa hệ thống tin học, trong đó tập

trung vào xây dựng lại phần mềm kế toán trên nền tảng công nghệ hiện đại. Hệ thống KBNN trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành Tài chính triển khai hệ thống mạng diện rộng trên phạm vi cả nước. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay, đặc biệt từ năm 2010 đến nay là giai đoạn hiện đại hóa hệ thống Công nghệ thông tin KBNN đạt mức cao với mức đầu tư rất lớn về kinh phí, con người. Thành công lớn nhất trong giai đoạn này là triển khai hệ thống TABMIS. Trong giai đoạn này, KBNN chính thức tham gia kết nối vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán song phương với các Ngân hàng thương mại. Với việc triển khai dự án TABMIS, giúp cho việc trao đổi kết nối thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời việc điều hành, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương.

Hệ thống máy chủ, máy trạm, hệ thống cáp mạng kết nối với bên ngoài tại KBNN Sơn Trà liên tục được nâng cấp, bổ sung, đáp ứng tốt các yêu cầu hiện đại hóa trong quản lý ngân sách của ngành và địa phương. Mỗi cán bộ nghiệp vụ KBNN Sơn Trà được trang bị một bộ máy tính, có kết nối đầy đủ với máy in và các thiết bị hỗ trợ. Các máy trạm hiện có với cấu hình tốt, đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng.

Về phần mềm ứng dụng: cho đến nay hầu hết các nghiệp vụ của ngành Kho bạc đều được tin học hóa, ứng dụng chính về Kế toán ngân sách đã được chuyển sang chương trình TABMIS, các ứng dụng vệ tinh của TABMIS như DVCTT, TCS- TT, TTSPĐT, TTLNH, KTKB-ANQP, KQKB-TT, KTSLTAB, kế toán nội bộ đã được chuyển sang mô hình dữ liệu tập trung. Hiện nay chỉ còn một số chương trình nhỏ, như ứng dụng nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư vẫn đang áp dụng mô hình dữ liệu phân tán. Tất cả các ứng dụng vệ tinh của TABMIS sau khi xử lý nghiệp vụ xong kế toán viên có động tác đẩy dữ liệu ra bảng dữ liệu trung gian, sau đó vào TABMIS nhận dữ liệu vào và ngược lại. Ví dụ: Khi thanh toán một món chi NSNN giao dịch viên tiếp nhận chứng từ, hồ sơ trên DVCTT trình lãnh đạo ký duyệt trên máy, giao diện sang hệ thống TABMIS, giao dịch viên áp thanh toán và đẩy dữ liệu ra bảng dữ liệu trung gian, thanh toán viên vào TTSPĐT kiểm soát và chuyển cho lãnh đạo ký duyệt chuyển đi ngân hàng cho người thụ hưởng. Ngược lại, khi một khoản chi NSNN bị sai thông tin tài khoản, tên đơn vị thụ hưởng… do ĐVSNCL sai

thì ngân hàng trả về, thanh toán viên tiếp nhận trên hệ thống TTSPĐT, lãnh đạo ký duyệt, thanh toán viên vào TABMIS nhận dữ liệu vào.

KBNN Sơn Trà cũng đã ứng dụng công nghệ chữ ký số trong các giao dịch điện tử, đặc biệt ứng dụng 100% với các chương trình liên quan đến công tác thanh toán, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin như: Thanh toán liên kho bạc, dịch vụ công trực tuyến.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w