THỰC TRẠNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ
2.3.3.1. Về công tác lập dự toán
Thứ nhất, trong khâu lập dự toán tại các đơn vị trên địa bàn Sơn Trà chưa thật sự chú trọng đến nguyên tắc là lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên, kế hoạch được lập mang nặng tính chủ quan, chưa bao quát hết các nhiệm vụ chi của các đơn vị, dẫn đến việc phải thường xuyên điều chỉnh số liệu chi NSNN, thường là điều chỉnh tăng vào khoản gần cuối năm. Mặt khác quy định điều kiện thanh toán: "Đã có trong dự toán; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đã được thủ trưởng đơn vị quyết định chi"; không quy định riêng đối với các khoản kinh phí không thường xuyên phải có dự toán chi tiết gửi để Kho bạc làm cơ sở KSC, đây là "điểm khuyết" để đơn vị lách những nội dung chi thuộc nguồn kinh phí tự chủ sang nguồn không tự chủ.
Thứ hai, thời gian quy định lập dự toán NSNN vào giữa năm trước nên các đơn vị chưa đánh giá được tình hình thực hiện dự toán năm trước để có cơ sở xây dựng cho dự toán năm sau, nhất là các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; Khi xây dựng dự toán các ĐVSNCL thường không có căn cứ khoa học và năng lực lập dự toán của một số đơn vị còn hạn chế; chưa thật sự căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn,
chế độ để lập dự toán, đồng thời, do định mức chi tiêu thường không đầy đủ và lạc hậu với thực tế nên các ĐVSNCL luôn tìm mọi cách để nâng cao dự toán chi, không quan tâm đúng nhiệm vụ chi được giao dẫn đến lãng phí trong khâu chấp hành dự toán. Mặt khác, do quản lý nhiều đơn vị nên các cơ quan chủ quản thường không kiểm tra, kiểm soát kịp, chủ yếu là chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp là chủ yếu, chưa thật sự kiểm soát được tất cả nhu cầu của các đơn vị.
Thứ ba, khoảng thời gian cho khâu lập dự toán là 06 tháng, nhưng trong thực tế mặc dù các ĐVSNCL đã tiến hành từ rất sớm, song thời gian dự toán được cấp thẩm quyền (là cơ quan Trung ương và HĐND cấp tỉnh) phê duyệt lại quá chậm (tháng 12 hàng năm), vì thế, không còn đủ thời gian cho các đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.
Thứ tư, hệ thống định mức phân bổ, định mức chi tiêu NSNN ban hành không áp dụng được một cách triệt để cho cả chu kỳ ổn định NSNN do giá cả hàng hoá, tình hình kinh tế - xã hội…thay đổi liên tục. Khi xây dựng dự toán chi thường xuyên do nhiều khoản chi chưa có định mức hoặc không thể định mức hoá được như chi mua sắm, sửa chữa, chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chi đảm bảo nhiệm vụ phát sinh…gây lúng túng cho cơ quan tài chính và căng thẳng khi thảo luận dự toán giữa cơ quan tài chính với các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN.
Thứ năm, Công tác đồng bộ dự toán chưa quen, chưa thấy được tầm quan trọng việc đồng bộ dự toán ngân sách, cán bộ trực tiếp chưa có kinh nghiệm, đôi khi do chủ quan của những cán bộ này.