Thực hiện KSC NSNN đối với các ĐVSNCL theo kết quả đầu ra

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 90 - 92)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ

3.2.1.3. Thực hiện KSC NSNN đối với các ĐVSNCL theo kết quả đầu ra

đầu ra

Quản lý ngân sách hiện nay dựa trên phương thức soạn lập ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các kết quả đầu ra gắn với các mục tiêu, chiến lược ưu tiên. Quá trình soạn lập cũng như chấp hành ngân sách đều tập trung vào các định mức chi tiêu theo đầu vào và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các định

mức này, mà không quan tâm đến kết quả đầu ra. Việc phân bổ ngân sách dựa vào việc chi tiêu của năm trước, hạn chế gia tăng chi tiêu so với giới hạn này. Việc chú trọng các yếu tố đầu vào trong soạn lập và thực thi ngân sách ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, khiến các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ quan tâm xin thêm ngân sách bằng cách gia tăng các đầu vào và sử dụng hết ngân sách được giao với các chứng từ hợp lệ. Việc KSC tại kho bạc hiện nay chủ yếu KSC theo đầu vào, có nghĩa kho bạc phải chịu trách nhiệm kiểm soát các khoản chi của các ĐVSNCL theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay KSC theo đầu vào bị hạn chế hiệu quả bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt. Tuy nhiên dự toán hiện nay chất lượng chưa cao, dự toán đầu năm được duyệt thường rất chậm, do vậy phải tạm cấp dự toán đầu năm. Bên cạnh đó, tình trạng điều chỉnh dự toán còn xảy ra khá phổ biến ở các cấp ngân sách.

Thứ hai, Các khoản chi phải bảo đảm tiêu chuẩn, định mức, chế độ do nhà nước quy định. Nhưng thực tế hệ thống định mức chi còn nhiều bất cập, một số định mức chưa phù hợp với thực tế vì vậy dẫn đến tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách đối phó bằng cách chế biến số liệu để có chứng từ hợp lệ.

Chính những nguyên nhân trên làm cho hiệu quả của KSC còn hạn chế. Có thể thấy rằng việc KSC hiện nay mới chỉ thực hiện được kiểm soát tính hợp pháp về thủ tục hồ sơ, đó là việc chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị.

Đổi mới KSC NSNN đối với các đơn vị SNCL theo kết quả đầu ra. Quản lý theo đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tự chủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra. Điều đó đảm bảo cho các thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có được vai trò, vị trí hợp lý trong việc quyết định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình.

Với phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, thì kết quả hoạt động mà ĐVSNCL cung cấp cho xã hội là đối tượng mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi ngân sách.

Việc KSC không còn hướng tới kiểm tra tính tuân thủ theo từng mục chi của cơ quan KBNN mà trao quyền cho ĐVSNCL đảm bảo hiệu quả của việc chi tiêu NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát căn cứ vào kết quả đầu ra mà ĐVSNCL cung cấp cho xã hội. ĐVSNCL có được quyền chủ động trong việc sử dụng NSNN và đi đôi với nó là trách nhiệm giải trình sử dụng nguồn lực tài chính được phân bổ.

Để tiến tới thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Thiết lập hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ số đo lường và đánh giá kết quả đầu ra; phân bổ ngân sách theo mục lục chi tiết sang phân bổ tổng thể; thủ trưởng ĐVSNCL phải thực hiện trách nhiệm giải trình việc sử dụng NSNN.

Thứ hai, Thực sự trao quyền và giao trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho ĐVSNCL để nâng cao tính linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho các cơ quan này. Đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong các khâu: lập ngân sách, phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách. Các đơn vị tự chủ tài chính cần sẵn sàng chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động của đơn vị mình tương xứng với nguồn lực mà nhà nước giao.

Thứ ba, Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ và định mức chi tiêu NSNN phù hợp với yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý NSNN đầu ra. Định mức chi tiêu cần được xác định vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, theo từng vùng và mang tính hướng dẫn để các ĐVSNCL dự toán chi phí cho các hoạt động dựa vào đầu ra.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước đối với đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w