GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ
3.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN
Ưu điểm lớn nhất của cơ chế kiểm soát CKC là ngăn chặn không cho các ĐVSNCL tạo ra các khoản chi tiêu vượt quá dự toán ngân sách được giao. Ưu điểm này có được là nhờ tính tiền kiểm của cơ chế, nghĩa là kiểm soát trước khi nghiệp vụ CKC xảy ra, trước khi ký hợp đồng, trước khi nghiệp vụ phát sinh. Về cơ chế, chính sách, trong thực tế, do không có chế tài đủ mạnh ràng buộc nên quy định “Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng, ĐVSDNS phải gửi đề nghị cam kết chi kèm hợp đồng đến KBNN nơi giao dịch” trong Thông tư 40/2016/TT- BTC sửa đổi Thông tư 113/2008/TT-BTC dễ bị vi phạm hoặc có những trường hợp
hợp đồng sau khi ký thì đã được các bên thực hiện xong trước 10 ngày làm việc và thường dẫn đến trường hợp giấy đề nghị CKC và giấy rút dự toán được ĐVSNCL gửi đến KBNN cùng một lúc, khi có yêu cầu thanh toán, chi trả qua KBNN. Cho nên, trong Thông tư 40/2016/TT-BTC cần điều chỉnh lại đề nghị CKC của các ĐVSNCL phải gửi đến KBNN trước khi hợp đồng được ký kết. Bởi vì, nếu đề nghị CKC gửi đến KBNN sau khi hợp đồng đã ký kết thì nghĩa vụ đã phát sinh, hệ lụy kéo theo là khó ngăn chặn các ĐVSNCL tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn được sử dụng và tất nhiên, sẽ khó tránh được tình trạng nợ đọng trong thanh toán, chi trả NSNN. Giải pháp về cơ chế, chính sách kiến nghị nhằm đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế quản lý và kiểm soát CKC, cần có giải pháp điều chỉnh lại quy định đề nghị CKC của các ĐVSNCL gửi đến KBNN trước khi ký hợp đồng và sau khi đơn vị đã có quyết định lựa chọn nhà cung cấp, nhằm đảm bảo có nguồn tiền thực hiện và tính pháp lý của hợp đồng. Sau khi KBNN nhập giấy đề nghị CKC, TABMIS sẽ tự động kiểm tra và thực hiện kế toán CKC đủ điều kiện. Còn việc kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng sẽ được thực hiện theo cơ chế KSC hiện hành khi hợp đồng được ĐVSNCL gửi đến KBNN. Với giải pháp này, việc triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát CKC vừa đạt được mục đích ngăn chặn các ĐVSNCL tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn được sử dụng, vừa tránh được những hạn chế làm chậm, làm cản trở hoạt động hành chính của các ĐVSNCL, đồng thời, duy trì ổn định việc thực hiện cơ chế KSC hiện hành.
Thực hiện tốt CKC chắc chắn sẽ tăng cường tính công khai, minh bạch, chủ động trong quản lý và sử dụng NSNN. Góp phần vào thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong chi tiêu công.