Đổi mới kiểm tra, đánh giá, xử lý tình huống trong hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99 - 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6.Đổi mới kiểm tra, đánh giá, xử lý tình huống trong hoạt động giáo dục

dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung, GDTTCM ĐP nói riêng, qua việc khảo sát thực tế ở các trường THPT thành phố Vị Thanh cho thấy các nhà QLGD thường buông lỏng và coi nhẹ việc kiểm tra, đánh giá sau các hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS, mang tính hình thức, qua loa.

Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá vừa là chức năng, vừa là biện pháp quản lý, kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Kinh nghiệm trong công tác quản lý cho thấy, càng thường xuyên kiểm tra đánh giá thì hiệu quả công việc càng cao.

Để đánh giá toàn diện hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT, chúng ta hãy rà soát lại hoạt động này để thu thập những tư liệu, những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại thi đua một cách chính xác, khách quan nhất, kịp thời, chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và thống nhất các chuẩn kiểm tra về GD TTCM ĐP cho HS để làm cơ sở so sánh, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của đội ngũ GVCN, các tổ chuyên môn, đặc biệt là các môn khoa học xã hội Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, giáo dục công dân. Chuẩn trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy, các kế hoạch, đặc điểm của trường, nội dung công tác, vai trò chức năng của GVCN.

89

của hoạt động đến biện pháp và kết quả đạt được. Kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, trách hình thức, đặc biệt đối với hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. Kiểm tra phải linh hoạt, kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra định kỳ gắn với kiểm tra, đánh giá đột xuất.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá: Coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD TTCM ĐP cho HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.

Tổ chức xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra đánh giá: BGH cần tổ chức thành lập ban soạn thảo tiêu chuẩn, xây dựng quy trình đánh giá một cách công khai. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ GV và HS, thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đó.

Tiến hành kiểm tra đánh giá: BGH phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân công Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn, GVCN tiến hành kiểm tra từng hoạt động. Ban Thi đua nhà trường kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hiệu trưởng. Tiến trình kiểm tra, đánh giá theo quy trình, quy định.

Kiểm tra đánh giá phải đi đôi với xếp loại và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân GV và HS đạt kết quả cao. Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần biểu dương những điển hình trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM, đồng thời phê bình, nhắc nhở xử lý những trường hợp làm chưa tốt. Qua kiểm tra, đánh giá tiếp tục theo dõi, duy trì thành tích của các điển hình, khắc phục những hạn chế của các tập thể, cá nhân, giải quyết thỏa đáng đề nghị của các đối tượng kiểm tra.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để kiểm tra đánh giá GD TTCM ĐP trong giai đoạn hiện nay. Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá HS một cách khách quan;

90

- Xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban Chỉ đạo;

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, để phát hiện những ưu điểm cần phát huy, những sai sót cần uốn nắn và khắc phục, nhằm thực hiện hoạt động theo đúng chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra;

- Bám sát vào kế hoạch đã xây dựng, cụ thể hóa những tiêu chí cho việc kiểm tra đánh giá, phù hợp với các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lượng trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS đối với tập thể và cá nhân, GV và HS;

- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời;

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GD truyền thống lịch sử, TTCM ĐP cho HS. Từ đó sẽ kiểm tra đúng người, đúng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99 - 101)