Thực trạng về di tích lịch sử địa phương Hậu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 57 - 59)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Thực trạng về di tích lịch sử địa phương Hậu Giang

2.3.1.1. Khái quát về di tích lịch sử địa phương Hậu Giang

Toàn tỉnh có 15 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt và cấp tỉnh. Các Di tích này được phân bố ở các huyện, thị của tỉnh Hậu Giang. Loại hình các di tích lịch sử khá phong phú như: Di tích thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng, cụ thể như sau: (Theo nguồn cung cấp từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang; thư viện tỉnh Hậu Giang, bảo tàng tỉnh).

Di tích được phân bố trên các địa bàn hành chính của Hậu Giang như sau: Thành phố Vị Thanh có 4 di tích : Di tích Chiến thắng Chương Thiện (di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt); Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu (di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia); Vàm Cái Sình Hỏa Lựu Vị Thanh (di tích lịch sử cấp quốc gia) ; Di tích căn cứ thị ủy Vị Thanh (di tích lịch sử cấp tỉnh).

47

Huyện Phụng Hiệp có 4 di tích: Trụ sở Liên Hiệp đình chiến Nam Bộ (di tích lịch sử cấp quốc gia); Khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (di tích lịch sử cấp quốc gia); Di tích địa điểm chiến thắng Chày Đạp (di tích lịch sử cấp tỉnh); Di tích địa điểm thành lập Tiểu Đoàn Tây Đô (di tích lịch sử cấp tỉnh).

Huyện Châu Thành có 2 di tích: Cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (di tích lịch sử cấp quốc gia); Di tích Nam Kỳ khởi nghĩa (di tích lịch sử cấp quốc gia).

Huyện Châu Thành A có 3 di tích: Di tích Địa điểm thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (di tích lịch sử cấp tỉnh); Di tích chiến thắng Tầm Vu (di tích lịch sử cấp quốc gia); Di tích Tòa Thánh Long Châu (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh).

Huyện Long Mỹ có 2 di tích: Đền thờ Bác Hồ (di tích lịch sử cấp quốc gia), Di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (di tích lịch sử cấp quốc gia).

2.3.1.2. Khái quát về quản lý di tích lịch sử địa phương

Qua việc khảo sát thực tế tại một số khu di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, chúng tôi nhận thấy tất cả các khu di tích đều thành lập Ban Quản lý di tích và xây dựng kế hoạch hoạt động của khu di tích. Thông qua hoạt động trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo cũng như các đồng chí cán bộ quản lý trực tiếp tại các khu di tích lịch sử của ĐP, chúng tôi được biết hiện nay trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trị tại khu di tích chiến thắng Chương Thiện, khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp.

Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, nhằm bảo tồn lâu dài và phát huy giá trị của các di tích đã được xếp hạng là một trong những chủ trương của tỉnh. Trong những năm qua, công tác trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh được Trung ương, tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố quan tâm. Nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo với nguồn vốn lớn (trong đó ngoài nhà nước, còn có tổ chức và cá nhân đóng góp). Từ năm 2016 đến nay, Hậu Giang đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng để xây dựng hệ thống máy che tại khu di tích Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh) và 21 tỷ đồng mở rộng, nâng cấp di tích lịch sử - văn hóa tại Đền thờ Bác Hồ ở xã

48

Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Cùng với đó, đội ngũ những người làm công tác bảo tàng đã sưu tầm hiện vật, mỗi năm sưu tầm từ 200 hiện vật mới, nâng tổng số hiện vật hiện có là trên 3000.

Song song với trùng tu, tôn tạo, công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử văn hóa cũng được các ngành, ĐP nơi có di tích quan tâm thực hiện. Việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ di tích được chú trọng bằng các biện pháp như xây dựng quy chế phối hợp, đưa nội dung bảo vệ và phát huy giá trị di tích vào quy ước, giao tổ tự quản phối hợp với công an, dân quân xã, phường bảo vệ di tích. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm di tích. Nhờ vậy, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không có di tích lịch sử văn hóa bị xâm hại, lấn chiếm nghiêm trọng phải xử lý bằng những quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 57 - 59)