Kế hoạch hóa Đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 91 - 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Kế hoạch hóa Đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục truyền

thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác GD TTCM ĐP cho HS có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho BGH chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác GD TTCM ĐP cho HS trong suốt năm học; tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động GD toàn diện nhà trường.

Kế hoạch hóa công tác GD TTCM ĐP cho HS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch GD toàn diện cho HS; chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để công tác GD TTCM ĐP cho HS đạt hiệu quả cao. Vì mục đích và ý nghĩa đó nên chất lượng và hiệu quả của công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT ở

81

thành phố Vị Thanh phụ thuộc rất lớn vào biện pháp quản lý công tác xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động, bồi dưỡng bố trí nhân lực cho hoạt động này.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Có kế hoạch xác định được tầm quan trọng của công tác GD TTCM, cần bám sát nội dung các chủ điểm GD hàng tháng, các biện pháp, hình thức GD TTCM, các lực lượng tham gia; định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia công tác GD TTCM cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học. Kế hoạch cũng phải đạt yêu cầu GD về xác định mục tiêu, nội dung, CSVC, kinh phí, phương tiện thực hiện, tài chính, tài liệu có hiệu quả. Kế hoạch cũng phải chỉ rõ mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của nhà trường.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

BGH triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về mục tiêu GD toàn diện cho HS THPT; thành lập Ban Chỉ đạo công tác GD TTCM ĐP cho HS Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức các hoạt động và phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài trường để GD TTCM địa phương cho HS. Bên cạnh đó, lấy ý kiến đóng góp về nội dung kế hoạch nhằm tạo sự thống nhất để hoàn thiện kế hoạch thực hiện.

BGH cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và bộ phận phụ trách GD TTCM ĐP như tổ GVCN, tổ chuyên môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, GD công dân phối hợp với bộ phận Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Từ đó các cá nhân và bộ phận chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện:

- Giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GD công dân đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hóa ở ĐP, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho HS ngay tại khu di tích.

- Tổ chức cho HS sưu tầm, ghi chép lịch sử ĐP; triển lãm giới thiệu truyền thống ĐP, gặp gỡ giao lưu với những nhân vật lịch sử; Phân công các lớp, các chi đoàn nhận nhiệm vụ bảo quản, tham gia thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng,… nhân dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn, tổ chức những hoạt

82

động sinh hoạt truyền thống sinh động, phù hợp với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu GD truyền thống.

Việc kế hoạch hoá cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng vai trò quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện GD TTCM ĐP cho HS. Trong quá trình triển khai thực hiện, hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các cá nhân và bộ phận để kịp thời động viên, nhắc nhở những cá nhân hoặc bộ phận thực hiện chưa tốt. Qua đó có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp theo tình hình thực tế của nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cấp ủy Đảng ban hành nghị quyết chỉ đạo BGH, các đoàn thể và các bộ phận xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS THPT; BGH triển khai các văn bản chỉ đạo về mục tiêu GD toàn diện cho HS; Thành lập ban chỉ đạo công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT; BGH phải phân tích đặc điểm ĐP, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ, GV và nhân viên nhà trường, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, thực trạng GD TTCM ĐP cho HS để xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức các hoạt động và phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài trường để GD TTCM ĐP cho HS THPT; Cụ thể hóa kế hoạch tổng thể cho mỗi học kỳ, tháng, tuần, mỗi đợt thi đua.

Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phân công hợp lý tránh không chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và trách phạt kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 91 - 93)