Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục truyền thống cách mạng địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 91)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục truyền thống cách mạng địa

địa phương cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Với vị trí và vai trò quan trọng của GVCN và cán bộ Đoàn trong sự nghiệp GD thế hệ trẻ nên công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN và cán bộ Đoàn là công việc

78

rất quan trọng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Vì thế, GVCN và cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thay mặt BGH quản lý toàn diện hoạt động GD của từng lớp, trong đó GD TTCM ĐP cho HS là một trong những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của GD nói chung và GD nhà trường nói riêng.

GVCN phải có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý HS, hoàn cảnh HS để từ đó có biện pháp GD phù hợp, có hiệu quả. Trực tiếp GD HS, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nhân cách HS. Thực tế cho thấy, GVCN luôn gần gũi, có chuyên môn cao, có lòng yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả cao hơn.

Ðoàn là lực lượng GD trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá trình tự GD. Đoàn đóng vài trò nòng cốt trong việc thực hiện các hoạt động của nhà trường. Thông qua các chương trình hành động thiết thực của mình, Ðoàn vận động thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân và góp phần xây dựng trường, lớp, tổ chức Đoàn vững mạnh.

Vì vậy, trong công tác GD TTCM ĐP cho HS đòi hỏi phải lựa chọn đúng đối tượng và tổ chức bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ GVCN và đội ngũ làm công tác đoàn giỏi để hoạt động GD TTCM ĐP cho HS thực sự có hiệu quả và đi vào chiều sâu.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

BGH cần quán triệt chủ trương, đường lối, kế hoạch GD TTCM ĐP cho đội ngũ GVCN, cán bộ Đoàn có năng lực, nhiệt tình làm công tác GD TTCM ĐP cho HS để giúp họ nắm vững được mục tiêu GD của nhà trường và vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động GD TTCM ĐP cho HS. Đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCN và đội ngũ cán bộ Đoàn về kỹ năng GD TTCM ĐP cho HS. Công tác này đòi hỏi lực lượng tham gia GD phải có kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, lôi cuốn HS vào hoạt động chung của tập thể. BGH phải khơi dậy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách của người GVCN và cán bộ Đoàn.

79

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

BGH xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác GD TTCM ĐP cho HS, triển khai đến tất cả GV trong trường. Bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác GD TTCM ĐP cho HS đối với GVCN và cán bộ Đoàn đảm bảo về nội dung và phương pháp.

BGH xác định những mối quan hệ giữa Đoàn Thanh niên, tổ chủ nhiệm và các lực lượng GD khác trong quá trình GD TTCM ĐP cho HS.

Xác định mối quan hệ giữa GVCN, tổ chức Đoàn và BGH: GVCN, tổ chức đoàn hoạt động theo sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác trong quá trình GD và định kỳ báo cáo, phản ánh kịp thời với Chi bộ, BGH những thuận lợi khó khăn, kết quả GD đã đạt được, đặc biệt trong công tác GD TTCM ĐP cho HS.

Các hoạt động của Đoàn thanh niên phải nhằm vào mục đích thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường, trong đó đặc biệt chú trọng các mục tiêu GD TTCM ĐP. Tổ chủ nhiệm có nhiệm vụ cụ thể hoá các mục tiêu GD TTCM ĐP của nhà trường và sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng vào công tác GD TTCM ĐP; Kịp thời tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng về tình hình và giải pháp của công tác GD TTCM ĐP cho HS.

Tổ chủ nhiệm cùng kết hợp với Đoàn Thanh niên xây dựng thực hiện tốt các phong trào; tổ chức các hoạt động chủ điểm, các hoạt động GD TTCM ĐP cho HS; thường xuyên GD TTCM ĐP cho HS; Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GD và có đánh giá, xếp loại thi đua kịp thời.

Xác định mối quan hệ giữa GVCN với Đoàn Thanh niên: GVCN cùng phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện tốt các chủ điểm, tham gia các phong trào của nhà trường, địa phương phát động và qua đó thấy được ý nghĩa của công việc mình thực hiện.

Xác định mối quan hệ giữa GV với Ban đại diện CMHS: GVCN chủ động, trực tiếp tổ chức phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình và xã hội, lên kế hoạch thực hiện.

80

BGH phát động thi đua dành cho GV và HS ngay từ đầu năm học. BGH phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GVCN về công tác GD TTCM ĐP cho HS, có chế độ khen thưởng, kịp thời.

BGH khuyến khích tạo mọi điều kiện để GVCN tự học, tự bồi dưỡng; Hiệu trưởng nhà trường xây dựng động lực học tập cho đội ngũ GVCN, cần khuyến khích cả đội ngũ GV tự giác tự học, tự bồi dưỡng, khuyến khích họ tự đặt mục tiêu riêng cho mình để phấn đấu đạt mục tiêu đó thông qua các trang mạng Internet tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thực hiện kế hoạch lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm và cán bộ phụ trách công tác đoàn; thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm và cán bộ phụ trách công tác đoàn; thực hiện qui chế hoạt động phối hợp giữa BGH, đội ngũ GVCN và cán bộ phụ trách công tác đoàn; thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác GD TTCM ĐP của cấp ủy đối với cán bộ phụ trách công tác đoàn, của BGH đối với đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 91)