Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 59 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng

mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

2.3.2.1. Nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang về di tích lịch sử địa phương Hậu Giang

Các di tích lịch sử cách mạng ĐP là những di tích đã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân tỉnh nhà nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi di tích ấy đều mang trong nó những giá trị khác nhau như giá trị lịch sử, văn hóa, lưu niệm, GD truyền thống mà ngày nay chúng ta cần phải hiểu và phát huy nhằm GD, định hướng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay đều chú trọng thực hiện GD TTCM ĐP cho HS để giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất cách mạng, chính trị, tư tưởng, tình cảm đúng đắn của người chiến sĩ cách mạng; giúp bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa nói chung, phát triển các giá trị truyền thống lịch sử, TTCM của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn các em chưa thật sự quan tâm đến hoạt

49

động này vì nhiều nguyên nhân. Từ đó dẫn đến thực trạng còn không ít HS không nắm được tên của những khu di tích lịch sử văn hoá ĐP của tỉnh nhà hoặc còn mơ hồ không biết nhiều về giá trị TTCM ĐP. Để nghiên cứu thực trạng về hiểu biết của HS THPT trên địa bàn thành phố về di tích lịch sử ĐP, em đã trưng cầu ý kiến 720 HS ở 3 trường THPT. Kết quả cụ thể được thống kê ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4:Bảng tổng hợp về hiểu biết của HS THPT ở thành phố Vị Thanh về di tích lịch sử ĐP N= 105

TT Di tích lịch sử văn hoá Trả lời đúng Trả lời sai

SL % SL %

1 Cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ – xã Phú Hữu 39 37.1 66 6.9

2 Di tích Nam kỳ khởi nghĩa, huyện Châu Thành 73 69.5 32 30.5

3 Trụ sở Liên Hiệp đình chiến Nam bộ, huyện Phụng Hiệp 55 52.4 50 47.6

4 Di tích chiến thắng Tầm Vu, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành 85 81 20 19

5 Khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp 52 49.5 53 50.5

6 Đền thờ Bác Hồ, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ 56 53.3 49 46.7

7 Di tích Chiến thắng Chương Thiện 58 55.2 47 44.8

8 Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu 60 57.1 45 42.9

9 Vàm Cái Sình, Hỏa Lựu, Vị Thanh 67 63.8 38 36.2

10 Di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ xã Hỏa Tiến 51 48.6 54 51.4

11 Di tích Tòa Thánh Long Châu 36 34.3 69 65.7

12 Di tích địa điểm chiến thắng Chày Đạp 37 35.2 68 64.8

13 Di tích Căn cứ Thị xã ủy Vị Thanh 52 49.5 53 50.5

14 Di tích Địa điểm thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng

Miền nam Việt Nam 41 39 64 61 15 Di tích địa điểm thành lập Tiểu Đoàn Tây Đô 38 36.2 67 63.8

Với kết quả thu thập được cho thấy còn một bộ phận không nhỏ HS THPT trên địa bàn thành phố chưa ý thức về giá trị các di tích lịch sử văn hoá của tỉnh nhà một cách chính xác và đầy đủ, nhiều di tích lịch sử văn hoá trong tỉnh nhưng các em chưa biết rõ về nó. Có em còn mơ hồ bảo rằng chưa nghe qua “tên di tích” hoặc có

50

nghe nhưng chưa biết nằm ở địa phương nào trong tỉnh. Cũng có một số em biết tên nhưng chưa đi đến bao giờ. Một số ít thì không mấy quan tâm với những di tích lịch sử, mà chỉ thích nghiên cứu những nơi sinh thái miệt vườn, khu du lịch có trên địa bàn. Qua đây, có thể thấy rằng các nhà quản lý GD, thầy cô giáo phải tích cực tuyên truyền và có trách nhiệm giúp cho các em có được những hiểu biết chính xác, đầy đủ về những di tích lịch sử văn hoá của ĐP. Thông qua những di vật, hiện vật được trưng bày ngoài trời về các trận đánh cũng như các đồ dùng sinh hoạt, những kỉ vật riêng gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của cha ông trong từng di tích các em có thể hiểu được đặc điểm, tính cách, thói quen, lối sống của từng nhân vật, hiểu được tư tưởng, tâm tính và đặt biệt là lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả dành cho quê hương đất nước của từng nhân vật,các em có thể gặp gỡ với nhân chứng “sống” trao đổi, lắng nghe với họ để thu thập bổ sung kiến thức về ý nghĩa của từng sự kiện lịch sử diễn ra tại mỗi khu di tích lịch sử trong tỉnh. Bác Hồ thường dạy “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nghĩa là chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ GD & ĐT phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ trẻ phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam và lịch sử TTCM ở địa phương. Trách nhiệm đó phải được Sở GD & ĐT Hậu Giang chỉ đạo các nhà trường THPT đưa vào giảng dạy hằng năm, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức từng năm để tránh lạc hậu, giúp các em biết và hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa TTCM ĐP.

2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng hoạt động giáo dục TTCM cho HS, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ đã được triển khai và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, giáo dục TTCM cho HS cũng còn nhiều hạn chế, yếu

51

kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức dung và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục TTCM cho HS, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục TTCM cho HS chưa kịp thời và hiệu quả. Một bộ phận HS giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, song thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời TTCM của dân tộc và địa phương. Một số ít HS khác bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp CM của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong HS có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhận thức của cán bộ quản lý, GV và HS về hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS cũng khác nhau, chưa có tính đồng bộ, chưa có sự phối hợp kịp thời. Để tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của các đối tượng về sự cần thiết của giáo dục TTCM địa phương cho HS và tính hiệu quả của nó thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học cho HS, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 03 hiệu trưởng, 7 phó hiệu trưởng, 35 GV và 70 HS THPT của 3 trường THPT ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả thống kê cụ thể ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp về nhận thức và sự cần thiết của công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS THPT

N = 115 Đối tượng trưng cầu ý kiến Kết quả tổng hợp Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết

Không cần thiết lắm Bình thường SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) HT P.HT(N=10) 10 100 0 0 0 0 0 0 0 0 GV(N=35) 18 51.4 12 34.3 2 5.7 2 5.7 1 2.9 HS(N=70) 21 30 32 45.7 3 4.3 6 8.6 8 11.4

52

Theo kết quả bảng thống kê trên, nhìn chung cán bộ quản lý và GV đa số nhận thức được sự rất cần thiết và cần thiết trong công tác giáo dục TTCM địa phương, đây là đều đáng mừng đối với sự phát triển giáo dục của thành phố, để góp phần vào việc nâng cao ý thức và giáo dục toàn diện cho học sinh THPT trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng còn một số GV cho rằng công tác này là bình thường so với các môn học khác nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, chưa lồng ghép được hết ý nghĩa và nội dung vào môn học, bài học, ít nghiên cứu nội dung GD lịch sử địa phương cho HS. Các hoạt động giáo dục TTCM địa phương chủ yếu do đoàn trường và nhà trường phối hợp tổ chức.

Điều đáng mừng là các em thấy được sự cần thiết và rất cần thiết khi tham gia vào các hoạt động mang tính GD và đặc biệt là GD TTCM ĐP thông qua các hình thức tiếp cận như tham quan, về nguồn, gặp gỡ và giao lưu với những “nhân chứng sống” kể về di tích lịch sử của thành phố và di tích của tỉnh. Qua đó, giúp các em có them kiến thức, thu thập số liệu về những trận đánh, những anh hung nằm xuống giành lại độc lập cho quê hương, đất nước và các anh mãi là những trang sử vàng cho các anh noi theo, những di vật của các anh được sưu tầm đưa về các khu di tích trong tỉnh trưng bày và đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp các em nhớ sâu hơn về lịch sử, con người, văn hóa, TTCM ĐP.

Tuy nhiên, thông qua khảo sát chúng ta cũng lo ngại rằng có 4.03% HS cho là ít cần thiết; 8.89% HS cho là không cần thiết và 10.3% là bình thường, các em không thích tham gia các hoạt động, với lý do là không có thời gian, các em cho rằng dành thời gian nhiều vào việc học các môn khác là tốt rồi. Số khác cho rằng do cách tổ chức các hoạt động của nhà trường chưa sinh động và thu hút các em, nội dung rập khuôn lặp đi lặp lại, mang tính hình thức là chủ yếu khi tổ chức thực hiện.

Thông qua khảo sát trên cho ta thấy với công tác giáo dục hiện nay, đòi hỏi người quản lý phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cao nhất khi thực hiện các nội dung hoạt động GD TTCM ĐP cho HS một cách khoa học nhằm lôi kéo các em tham gia nhiệt tình vào các hoạt động và ngày càng ý thức hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu về GD TTCM ĐP.

53

2.3.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tính hiệu quả của hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Các trường THPT ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong những năm qua có thực hiện hoạt động GDTTCM cho HS nhưng việc thực hiện ở mỗi trường không giống nhau. Thông qua khảo sát và phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động GDTTCM cho HS THPT ở thành phố Vị Thanh chỉ thực hiện theo phong trào, lồng ghép và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Để có thông tin đánh giá về tính hiệu quả của hoạt động GDTTCM cho HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 11 cán bộ quản lý, 120 GV và 270 HS. Kết quả thể hiện qua bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6:Bảng tổng hợp đánh giá về tính hiệu quả của công tác giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT

N = 115

Đối tượng khảo sát

Kết quả tổng hợp ( Số ý kiến và tỉ lệ)

Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Chưa hiệu quả

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng 7 72.72 1 9.09 1 9.09 1 9.09 Giáo viên 7.0 20.0 11.0 31.4 8.0 22.9 9.0 25.7 Học sinh 16.0 22.9 30.0 42.9 5.0 7.1 19.0 27.1

Kết quả bảng khảo sát 2.6 cho thấy rằng cán bộ quản lý, GV nhận thức hoạt động GDTTCM cho HS THPT ở mức rất hiệu quả cao nhất là 72.72% và 20%. CBQL, GV cho rằng hoạt động này giúp các em có những phút giây thư giãn thoải mái, có những trải nghiệm thực tế về TTCM, các di tích lịch sử, văn hóa, các em hăng say, yêu thích nghiên cứu về TTCM ĐP và thông qua các hoạt động các em tự trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho bản thân mình.

54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 59 - 65)