Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 105 - 110)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.Phân tích kết quả khảo nghiệm

Về tính cần thiết: Qua bảng 3.1 cho thấy:

Đa số các ý kiến cho rằng cả 06 biện pháp quản lý hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM ĐP đều cần thiết và rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng GD truyền thống lịch sử, TTCM ĐP cho HS các trường THPT ở thành phố Vị Thanh. Cụ thể các ý kiến đánh giá mức độ 06 biện pháp rất cần thiết đạt tỷ lệ trung bình 82.57% ; không có ý kiến đánh giá các biện pháp là không cần thiết. Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV về công tác GD TTCM ĐP cho HS là 86.27% số người được đánh giá rất cần thiết; Số người đánh giá biện pháp kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động GD TTCM ĐP cho HS một cách khoa học rất cần thiết là 81.05%và thấp nhất là biện pháp tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GD TTCM ĐP cho GVCN và người làm công tác Đoàn cũng đạt tỉ lệ 78.43%.

Về tính khả thi: Qua bảng 3.2: Biện pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV về công tác GD TTCM ĐP cho HS là 85.62%; Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GD TTCM ĐP cho GVCN và người làm công tác Đoàn là 77.12%; Kế hoạch hóa - Đa dạng hóa nội dung, chương trình GD TTCM ĐP cho HS trong nhà trường là 84.97% và biện pháp kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động GD TTCM ĐP cho HS một cách khoa học đánh giá rất khả thi đạt thấp nhất là 84.31%. Không có ý kiến nào cho rằng 06 biện pháp nêu trên là không khả thi.

Tóm lại, mặc dù ý kiến của các đối tượng về 06 biện pháp có tỷ lệ về mức độ cần thiết, phù hợp và khả thi khác nhau nhưng cả 06 biện pháp đều có sự nhất trí cao về cả hai mục đích của biện pháp là cần thiết và khả thi, chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.

Để hiểu rõ mối tương quan giữa hai đối tượng khảo nghiệm là sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL GD TTCM ĐP các Trường THPT thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman) như sau:

95 R 1 ) 1 ( ) ( 6 2 2    N N Y X (-1  R  +1) Trong đó:

X, Y là thứ bậc của sự cần thiết và tính khả thi.

N là số lượng biện pháp được xếp hạng, trong đề tài này N=6.

Giá trị R là một số nhỏ hơn 1. Khi giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Cụ thể:

R< 0 : Tương quan nghịch

R> 0 : Tương quan thuận

0.7 R < 1 : Tương quan chặt

0.5  R < 0.7 : Tương quan

0.3  R < 0.5 : Tương quan không chặt

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết

và tính khả thi của các biện pháp quản lý GD TTCM ĐP cho HS

Tên biện pháp Điểm Sự cần thiết Thứ bậc ( X ) Điểm Tính khả thi Thứ bậc ( Y ) (X-Y) 2 BP 1 3.84 1 3.82 1 0 BP 2 3.70 5 3.70 6 1 BP 3 3.80 3 3.80 2 1 BP 4 3.75 2 3.78 4 4 BP 5 3.74 6 3.76 5 1 BP 6 3.76 4 3.79 3 1 Tổng số 8

96

Biểu đồ mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi

các biện pháp quản lý GD TTCM ĐP cho HS

Qua kết quả Bảng 3.3, hệ số tương quan thứ bậc (giữa sự cần thiết và tính khả thi):

R = 0.77 => tương quan chặt

Kết luận: Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan chặt với nhau. Nghĩa là biện pháp nào cần thiết thì cũng khả thi.

97

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý GD TTCM ĐP cho HS THPT và đánh giá thực trạng GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT ở 02 trường THPT Chuyên Vị Thanh và THPT Chiêm Thành Tấn. Căn cứ vào kết quả khảo sát những nội dung GD TTCM ĐP cho HS THPT, các yêu cầu GD TTCM ĐP và quản lý TTCM ĐP, nội dung, mục tiêu quản lý GD TTCM ĐP, các lực lượng tham gia quản lý TTCM ĐP cho HS. Trong thời gian tới, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý GD TTCM ĐP cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đồng bộ 06 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì BGH nhà trường sẽ quản lý tốt công tác GD TTCM ĐP cho HS, đáp ứng yêu cầu GD thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Vì vậy, để làm tốt công tác GDTTCM cho HS THPT thì hơn ai hết những nhà QLGD phải từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài để giúp HS am hiểu về TTCM ĐP và tự hào khi là người con của quê hương. Kế thừa truyền thống lịch sử, TTCM vẻ vang của cha ông ta trong suốt hành trình dựng nước và giữ nước. Thanh niên HS phải có trách nhiệm giữ gìn, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo dục truyền thống lịch sử, TTCM là quá trình lâu dài và phức tạp, không của một cá nhân, bộ phận nào mà đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo và là tác nhân chính trong việc huy động, liên kết các lực lượng xã hội cùng tham gia. Công tác quản lý GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phố thông hiện nay.

Qua đề tài luận văn kính mong các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi để GD TTCM ĐP đi vào cuộc sống nhằm góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Về lý luận

Đề tài đã làm rõ một số khái niệm công cụ; trình bày được tầm quan trọng của việc GDTTCM ĐP cho HS và quản lý hoạt động GD TTCM ĐP cho HS các trường THPT; lý luận về GDTTCM ĐP và quản lý công tác GD TTCM ĐP cho HS, các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDTTCM ĐP và quản lý công tác GDTTCM ĐP cho HS THPT.

1.2. Về thực tiễn

Phân tích các số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu, thăm dò và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã trình bày và đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác quản lý giáo dục TTCM địa phương cho HS các

99

trường THPT ở thành phố Vị Thanh, xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giáo dục TTCM địa phương và công tác quản lý giáo dục TTCM địa phương cho HS các trường THPT ở thành phố Vị Thanh.

1.3. Về biện pháp

Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan và khách quan, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý nhằm nâng cao công tác GDTTCM ĐP cho HS các trường THPT ở thành phố Vị Thanh. Gồm các biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, GVCN, GV làm công tác đoàn về công tác GDTTCM ĐP cho HS.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GDTTCM ĐP cho GVCN và giáo viên làm công tác đoàn.

- Kế hoạch hóa - Đa dạng hóa nội dung, chương trình GDTTCM ĐP cho HS trong nhà truờng phổ thông.

- Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm GDTTCM ĐP cho HS.

- Kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động GDTTCM ĐP cho HS.

Các biện pháp trên đã được kiểm chứng và cho thấy tính hợp lý cùng với sự khả thi cao.

Các biện pháp này có quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao công tác GDTTCM cho HS các trường THPT ở thành phố Vị Thanh.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 105 - 110)